Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Cổ phần điện Gia Lai (GEC) vừa tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án điện mặt trời Krông Pa giữa đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và đại diện Công ty GEC thuộc Tập đoàn Thành Thành Công.
Được biết, Công ty GEC là một trong những đơn vị có tiềm lực kinh tế và có năng lực quản lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai với nguồn vốn chủ sở hữu lên đến gần 1.000 tỷ đồng và kinh nghiệm đầu tư 12 dự án thủy điện trên địa bàn, có tổng công suất lắp máy lên đến 77MW, mang về lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng/năm.
Theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Chính phủ về việc khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời, Công ty GEC đã triển khai và khởi công xây dựng dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Krongpa với công suất lắp máy 49MW tại huyện Krongpa, tỉnh Gia Lai vào đầu năm 2018. Đây là một trong hai dự án Năng lượng mặt trời đầu tiên có quy mô lớn trên cả nước.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.428 tỷ đồng, trong đó vốn góp để thực hiện dự án của Công ty GEC là 428 tỷ đồng, chiếm 30% vốn đầu tư dự án; vốn huy động là 1.000 tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng.
Với việc tài trợ dự án này, Vietcombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên trên cả nước tham gia ký kết hợp đồng tài trợ vốn đầu tư cho một dự án điện năng lượng mặt trời.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.