Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Chia sẻ tại "Hội nghị Ban chấp hành, Ban thường vụ và gặp mặt hội viên năm 2024" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, đánh giá thị trường bất động sản hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dù trong thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực tháo gỡ.
Trong quá trình làm nhà ở xã hội, ông Thanh cho biết Vinaconex cũng gặp một số vướng mắc. "Chúng tôi có 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong một khu đô thị ở Thừa Thiên Huế với 8 toà nhà ở xã hội nhưng hiện chưa thể bán được", ông thông tin.
Chủ tịch HĐQT Vinaconex cho rằng, việc quy định các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở để cho thuê và chủ đầu tư chỉ bán lại sau 5 năm đưa vào sử dụng là rất khó thực hiện.
Ông đặt vấn đề một toà nhà của Vinaconex có 180 căn hộ nhưng 140 căn còn chưa bán được thì cho ai thuê. Trong khi đó, 140 căn hộ này để được Sở Xây dựng phê duyệt đủ điều kiện bán phải trải qua 4 lần duyệt. Không được Sở duyệt thì không ai mua. Bởi muốn mua nhà ở xã hội ở Huế thì tiêu chuẩn đầu tiên phải là thường trú ở Huế, người dân ở các tỉnh khác đến thường trú thì không được mua. Ngoài ra, giấy thường trú đó sẽ do phường, xã xác nhận là không có nhà đất mới được mua.
"Như vậy, dự án của chúng tôi có 8 toà nhà ở xã hội ở Huế đã có 1 tòa sau 4 lần mở bán mới bán được 140 căn, còn lại toà thứ 2 vẫn chưa được duyệt bán. Có lẽ phải đợi đến tháng 7, khi Luật mới chính thức có hiệu lực và phải bỏ quy định cư trú thì mới có thể giải quyết được khó khăn này", Chủ tịch Vinaconex nói.
Liên quan đến vấn đề phát triển nhà ở xã hội, ông Thanh nhấn mạnh còn gặp khó khăn về vay vốn. Theo quy định, đất ở trong khu đô thị được làm nhà ở xã hội thì không được tiếp cận gói vay 120.000 tỷ đồng, trong khi gói hỗ trợ đó là để người dân được hưởng tiêu chuẩn xã hội nhưng lại không được vay.
"Thử tưởng tượng, nếu cho một mảnh đất ở nơi xa xôi hẻo lánh làm nhà ở xã hội thì bán cho ai? Vậy thì người nghèo mãi khổ, vì không tiếp cận được khu đô thị có hạ tầng tốt nhất, có giao thông tốt nhất", ông Thanh nói.
Người mua nhà xã hội được quyền vay ngân hàng chính sách, lãi 4,5% còn bản thân doanh nghiệp vay vẫn 9%. Trong khi đó, chủ đầu tư không được quyền thế chấp đất làm dự án nhà ở xã hội để vay vốn. Nếu doanh nghiệp thế chấp tài sản trên đất thì người dân sẽ không tiếp cận được gói vay của ngân hàng chính sách xã hội vì nhà ở xã hội đó đã được thế chấp. "Sau nhiều năm tham gia làm dự án nhà ở xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng làm đến đâu, vướng đến đó", Chủ tịch Vinaconex bày tỏ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.