'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chỉ sau 2 tháng khởi công từ ngày 30/9, 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam chuyển đổi hình thức đầu tư từ đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công gồm Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây đã được các nhà thầu tích cực triển khai thi công.
Trong đó, hai gói thầu do Vinaconex triển khai là XL-03, thuộc cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây và gói thầu XL–04 đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết với tổng giá trị 5.000 tỷ đồng đang được doanh nghiệp gấp rút thực hiện.
Được biết, gói thầu XL-03 là gói thầu có giá trị lớn nhất tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, do liên danh Vinaconex - Trung Chính thi công đã được huy động gần trăm thiết bị, như máy đào, lu rung, ôtô... tổ chức 14 mũi thi công trên thực địa. Trong đó 10 mũi thi công đường và 4 mũi thi công cầu.
Tại gói thầu XL-04 đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, do Vinaconex và đối tác Xây dựng và Kỹ thuật E&C thực hiện cũng đang huy động tối đa nhân lực với kì vọng đạt tiến độ vượt 30% của dự án. Gói thầu XL-04 có giá trị hơn 3.200 tỷ đồng với thời gian thực hiện 24 tháng.
Bên cạnh đó, Vinaconex còn tham gia thực hiện gói thầu số 5 tại dự án cầu Vĩnh Tuy 2, dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội xác định khởi công xây dựng vào đầu tháng 1/2021.
Theo đó, dự án cầu Vĩnh Tuy 2 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi có thiết kế với hình dáng tương tự cầu giai đoạn 1, gồm 4 làn xe lưu thông.
Cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4km, mặt cắt ngang 19,25m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11m. Điểm đầu tại Km0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai), điểm cuối tại Km4+312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh).
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex từng tiết lộ, công ty hiện đang triển khai các gói thầu xây lắp với tổng giá trị 15.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2020, Vinaconex tập trung vào các dự án hạ tầng có vốn đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị các gói thầu mới lên đến 10.000 tỷ đồng.
Chưa "thỏa mãn" với lĩnh vực xây lắp, thông qua việc liên tiếp trúng các gói thầu lớn tại các công trình giao thông trọng điểm, Vinaconex còn hướng đến việc đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư bất động sản, đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường gồm nhà ở, du lịch, nghỉ dưỡng và hạ tầng khu công nghiệp.
Hiện tại, quỹ đất của Vinaconex lên đến 2.000ha, nằm rải rác tại nhiều khu vực có thị trường bất động sản sôi động của Việt Nam, như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam... và thủ đô Hà Nội.
Trong đó phải kể đến một số dự án nổi bật như dự án nhà ở số 93 Láng Hạ (Hà Nội), khu đô thị đại lộ Hòa Bình (Quảng Ninh), dự án nghỉ dưỡng Cát Bà Amatina (Hải Phòng), dự án khu công nghiệp cụm công nghiệp Sơn Đông (Hà Nội)...
Song song với đó, Vinaconex cũng mở rộng quy mô của lĩnh vực đầu tư tài chính, thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A), giúp duy trì và nâng tỷ lệ sở hữu vốn, đảm bảo quyền chi phối điều hành đối với các công ty kinh doanh đã và đang mang lại tỷ suất sinh lời cao, ổn định trong lĩnh vực năng lượng, nước sạch...
Mặt khác, Vinaconex cũng sẽ kiên quyết triệt thoái vốn tại các công ty hoạt động kém hiệu quả, hoặc nằm ngoài định hướng, chiến lược phát triển.
Và mới đây, trước khi 440 triệu cổ phiếu VCG được chuyển giao dịch sang sàn HoSE vào ngày 29/12 (giá tham chiếu phiên đầu tiên là 41.800 đồng/cổ phiếu), Chủ tịch HĐQT Đào Ngọc Thanh tự tin đặt mục tiêu đến năm 2025, Vinaconex sẽ đạt 30.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận đạt 2.000 tỷ đồng.
Trong đó hai mũi nhọn, chiếm 70% doanh thu là lĩnh vực xây dựng và bất động sản.
Bên cạnh đó ông Thanh cũng chia sẻ, trong 5 năm tiếp theo, Vinaconex sẽ phấn đấu đạt tăng trưởng 15-25% mỗi năm và tỷ lệ chia cổ từ là 12-20% mỗi năm.
Kì vọng là thế, tuy nhiên tình hình kinh doanh của Vinaconex thời gian gần đây lại khá ảm đạm. Lũy kế 9 tháng, công ty ghi nhận hơn 3.800 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp ở mức 576 tỷ đồng, lần lượt giảm 40% và 38% so với cùng gian đoạn 2019.
Thế nhưng Vinaconex vẫn có lợi nhuận tăng trưởng gấp 2,5 lần, đạt hơn 1.810 tỷ đồng nhờ doanh thu tài chính hơn 2.000 tỷ đồng từ việc bán hết vốn tại dự án khu đô thị Bắc An Khánh.
Nguồn vốn của công ty tính đến cuối tháng 9 đạt 19.356 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 10.559 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 8.798 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn khá vững chắc, song dòng tiền kinh doanh của Vinaconex chưa thể thoát âm so với năm trước, tính đến 30/9 vẫn âm hơn 220 tỷ đồng.
Với việc trúng các gói thầu lớn, giới chủ Vinaconex đang lên kế hoạch tăng vốn sau khi lên sàn HoSE, nhằm đảm bảo vốn chủ sở hữu để triển khai các dự án.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.