Vốn ngoại đổ vào DN bảo hiểm: Lựa chọn nào để thoát thế kẹt?

Xuân Thạch - 17/06/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Sự phân hoá mạnh mẽ trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) đã khiến nhóm các DN quy mô nhỏ ngày càng khó khăn. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài tại các DN này cũng khó hiện thực hoá tham vọng của mình. Sau nhiều năm không đạt được mục tiêu và kỳ vọng tương lai không tích cực khiến nhiều nhà đầu tư sẽ phải tính lại kế hoạch của mình.

Đuối sức

Trong số khoảng 40 DN bảo hiểm phi nhân thọ, có quá nửa DN thuộc nhóm dưới có nhiều bất lợi như: quy mô nhỏ, thương hiệu yếu, không có hậu thuẫn đủ lớn của cổ đông trong nước, cổ đông ngoại không thể hiện được vai trò… đang rất khó khăn để duy trì thị phần.

Số liệu trong nhiều năm gần đây cho thấy, 22 DN nhóm dưới chỉ chiếm hơn 22% thị thần và con số này đang có xu hướng suy giảm.

BCTC 2023, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu GIC đạt doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hơn 1.587 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 1.959 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế tăng nhẹ nhưng cũng chỉ ở mức 74 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn đông ghi nhận doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 455 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của DN khiêm tốn ở mức hơn 500 triệu đồng vào năm 2023. Quý I/2024, VASS ghi nhận doanh thu chỉ đạt hơn 62 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 799 triệu đồng.

Bảo Long cũng ghi nhận sự sụt giảm thị phần trong 4 năm từ 2019 – 2023. Theo BCTC 2023, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Long đạt hơn 1.257 tỷ đồng, lợi nhuận tăng nhẹ thêm 1 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 là 87 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), mặc dù được sự hẫu thuẫn của ngân hàng mẹ là Agribank, nhưng kết quả kinh doanh cũng không quá vượt trội.

Năm 2023 ghi nhận doanh thu của ABIC đạt hơn 2.018 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế của ABIC cũng khá “khiêm tốn” đạt hơn 246 triệu đồng cho 2023, tăng nhẹ so với 2022 là 221 triệu đồng. Báo cáo Quý I/2024, doanh thu đạt hơn 475 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2022, kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt hơn 69 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 70 tỷ năm trước đó.

Sự “đuối sức” của các DN BHPNT không chỉ thể hiện ở con số doanh thu và lợi nhuận, mà còn ở việc sụt giảm thị phần.

Từ năm 2019 đến 2023, GIC đã đánh mất 0,4% thị phần, giảm từ 2,6 xuống còn 2,2%. ABIC giảm từ 3,3% vào năm 2019 xuống còn 2,8% năm 2023. Tương tự, Bảo Long cũng đánh mất 0,4% từ 2019 đến nay khi giảm 2,2% xuống còn 1,8%, trong khi đó VASS (Bảo hiểm Viễn Đông) gần như mất hoàn toàn khi từ thị phần 5.2% năm 2019, đến nay con số đó vẻn vẹn 0,3%.

Trái ngược với sự chật vật để tồn tại của nhóm dưới, các DN top 5 lại tiếp tục gia tăng vững chắc thị phần của mình. Trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, một DN bảo hiểm phi nhân thọ top đầu thị trường đã công khai kế hoạch ‘chậm mà chắc’. Tuy là chậm nhưng DN này vẫn đặt mục tiêu gia tăng thị phần sau khi đã vững trên top đầu.

Theo các chuyên gia tài chính, các DN BHPNT ở nhóm dưới vốn nhỏ yếu về nội lực, nhận thấy điều đó nhiều DN đã chào đón và trông chờ đợi vào sự xuất hiện của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, điểm chung là hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài trong các DN này là đã không góp sức thay đổi được tình thế và có vẻ như chính họ cũng đang ‘chìm’ theo nhưng khó khăn của DN.

Cửa hẹp

Thị trường BHPNT Việt Nam hiện có quy mô 2,8 tỷ USD và được dự báo quy mô tăng gấp 10 vào 2030. Đây có lẽ là yếu tố hấp dẫn nhất khiến nhiều nhà đầu tư đổ ngoại vốn vào các DN nhỏ hòng tạo ra những thay đổi đột phá. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tham vọng đó như là ‘điệp vụ bất khả thi”.

Thực tế, với tốc độ tăng trưởng của những năm qua, các chuyên gia cho rằng, quy mô thị trường gấp 10 vào 2030 như dự báo là khó thành hiện thực.

Điều này thể hiện qua độ thâm nhập (% Phí BH/GDP) của BHPNT Việt Nam đã không đạt như kế hoạch và hiện còn rất thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Con số ghi nhận đến năm 2022 là 0,7% GDP, chỉ bằng một nửa so với Malaysia, Singapore.

Không những thế, những năm vừa qua, ảnh hưởng của dịch Covid -19 và tình hình kinh tế khó khăn, cùng với khủng hoảng ngành bảo hiểm năm 2023 khiến cho chỉ số này khó có thể tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. Và tất nhiên, khi thị trường không tăng trưởng thì sự cạnh tranh để giành giật thị phần giữa các DN sẽ khiến các đơn vị quy mô nhỏ càng khó khăn.

Với đặc thù của thị trường BHPNT Việt Nam là nhóm nhỏ DN lớn đã bao phủ hơn 2/3 thị phần và hình thế này khó có sự thay đổi lớn trong thời gian tới đã đẩy các DN nhỏ vốn đã khó sẽ còn khó hơn.

Theo các chuyên gia, để đột phá các DN này cần được bổ sung nguồn lực mạnh về tài chính từ các cổ đông trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với đa số trong nhóm DN này, cổ đông nội đều nhỏ yếu và không có được sự hậu thuẫn của những tập đoàn hay tổ chức tài chính mạnh. Trong khi đó, các cổ đông ngoại cũng mới chỉ đầu tư quy mô nhỏ và dường như họ đã nhận ra thế khó nên chỉ đầu tư cầm chừng trong suốt hơn 10 năm qua và không ít đã chấp nhận rút lui.

Thị trường gần đây đã xuất hiện một vài nhân tố tiềm năng như BIC, Pjico, PTI… Tuy nhiên, đây là những trường hiếm hoi có được sự tăng trưởng nhờ sự hậu thuẫn của cổ đông lớn là tập đoàn hay ngân hàng quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Dù vậy, khoảng cách với nhóm trên vẫn còn rất xa. Và để lọt vào nhóm trên sẽ còn phải đầu tư lớn với thời gian dài mà điều đó với các cổ đông của các DN nhỏ là 1 thách thức, còn nhà đầu tư ngoại sẽ khó chấp nhận sự mạo hiểm kéo dài hơn.

Ngoài tiềm lực tài chính, cửa đột phá cho các DN này được các chuyên gia chỉ ra là đi vào các thị trường ngách và tập trong cho kênh số.

Theo một chuyên gia bảo hiểm, về lý thuyết đó là hướng mở đầy triển vọng nhưng thực tế lại rất thách thức. Trước hết, khác với BHPNT, bản chất sản phẩm của BHPNT rất ít thay đổi trong hàng chục năm qua. Trong khi các sản phẩm cơ bản đang có sự chững lại thì việc phát triển thị trường ngách là không hề dễ dàng. Hơn thế, để làm được điều này phải có một hệ thống thiết kế sản phẩm sáng tạo, mạng lưới phân phối rộng lớn… và lợi thế đó lại thuộc về các ông lớn. Hơn nữa, quy mô của các sản phẩm ngách không đủ để DN tạo nên một sự đột phá trên thị trường

Còn đầu tư bảo hiểm số là một chặng đường dài rất tốn kém và rủi ro. Thực tế, đây đáng ra là thế mạnh của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi đầu tư và hỗ trợ DN Việt nhưng đa số các nhà đầu tư đã không thể hiện được điều đó. Trong khi, câu chuyện số hoá với quy mô đầu tư ngàn tỷ lại đang là cuộc chơi của chính các DN lớn top đầu.

Lựa chọn nào cho các nhà đầu tư ngoại?

Thị trường không tăng trưởng như kỳ vọng và đang có sự chững lại, sự định hình thị phần tập trung trong tay các ông lớn, hướng mở về sản phầm và số hoá gặp nhiều thách thức… đặt các DN nhỏ vào khe cửa hẹp để hy vọng đột phá.

Một trong những hy vọng về động lực để làm điều đó chính là kỳ vọng từ các nhà đầu tư chiến lược ngoại. Tuy vậy, thực tế gần 20 năm qua của vốn ngoại vào DN bảo hiểm phi nhân thọ cho thấy, DN bảo hiểm không chỉ khó trông đợi vào đối tác ngoài mà chính các nhà đầu tư ngoại cũng đang tự đánh giá lại khoản đầu tư không hiệu quả của chính mình.

Một chuyên gia tư vấn đầu tư nói, các nhà đầu tư đổ tiền vào DN Việt với 2 mục đích: đầu tư tài chính để tìm kiếm lợi nhuận, đầu tư chiến lược, đồng hành dài hạn để lập nên cơ sở kinh doanh của mình trên thị trường mới nổi. Ở các DN ở nhóm dưới, với thực tế như trên thì đầu tư tài chính chắc chắn đã không đạt được mục đích. Và hiệu quả của khoản đầu tư là thấp khi thời gian đã kéo dài cả chục năm trong khi hiệu quả chung của DN đang đi xuống.

Dưới góc độ đầu tư chiến lược, những khoản đầu tư khá nhỏ vài chục triệu USD và cầm chừng trong suốt chục năm qua đã không đủ để tạo nên thay đổi và càng trở nên ‘đuối’ trước quy mô các DN top đầu và chiến lược đầu tư mạnh tay của các DN lớn. Trong khi đó, sự hỗ trợ về chiến lược kinh doanh, quản trị, công nghệ… dưới vài trò của nhà đầu tư chiến lược gần như không được thế hiện. Thực tế là sau cả hơn chục năm có nhà đầu tư chiến lược, đa số các DN nhóm dưới chưa có sự khác biệt nào để tạo nên kỳ vọng đột phá.

Các nhà đầu tư chiến lược này đều là những tập đoàn lớn nhưng việc đầu tư cầm chừng trong thời gian dài dường như chỉ báo cho thấy chính các nhà đầu tư đang phải xem xét lại các kế hoạch của mình cũng như kỳ vọng trên 1 thị trường đầy khốc liệt ở Việt Nam.

Một chuyên gia bảo hiểm thừa nhận, đây chính là thời điểm chuyển đổi quan trọng của các nhà đầu tư ngoại. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là mạnh mẽ hơn để theo đuổi dài hạn trên thị trường, hoặc phải kết thúc một kế hoạch không thành công. Với thực tế thị trường cũng như chỉ báo từ chính các nhà đầu tư thì việc lựa chọn kết thúc không hẳn là quá tệ.

Chấm dứt một thương vụ đầu tư là điều bình thường, thậm chí là tích cực để dồn lực cho nhưng kế hoạch mới và tạo cơ hội cho DN và các nhà đầu tư tìm kiếm thương vụ mới.

Lịch sử đầu tư trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã chứng kiến không ít sự rút lui: từ Groupama, IAG, Cadiff cho đến HSBC… chấp nhận ra đi khi kết quả không như kỳ vọng hay thực tế kinh doanh và triển vọng thị trường buộc nhà đầu phải thay đổi kế hoạch.

“Rút lui không bao giờ là một điều tệ nhất khi quyết định đúng thời điểm và chọn được đối tác chuyển giao. Điều tệ nhất chính là sự kéo dài của nhưng khoản đầu tư ‘ngủ đông’ và không rõ đi về đâu. Và để càng lâu càng đánh mất cơ hội vì tìm được nhưng nhà đầu tư có đủ tiềm lực và hào hứng với bảo hiểm thời điểm này không dễ. Tất nhiên, với các tập đoàn lớn, họ luôn hiểu điều này’, vị chuyên gia tài chính nói.

Vốn ngoại đổ vào DN bảo hiểm: 20 năm mòn mỏi và ‘người đến, kẻ đi’

Vốn ngoại đổ vào DN bảo hiểm: 20 năm mòn mỏi và ‘người đến, kẻ đi’

Tài chính
(VNF) - Kỳ vọng thị trường nhiều tiềm năng phát triển, từ đầu những năm 2000, các nhà đầu tư ngoại đã “dòm ngó” DN bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm, bên cạnh những trường hợp thất bại “người đến, kẻ đi”, vẫn còn những ông lớn mòn mỏi chờ đợi nhưng những ví dụ thành công vẫn còn quá ít
  Vốn ngoại vào DN bảo hiểm phi nhân thọ: Hai mảng màu trên thị trường 2,8 tỷ USD

Vốn ngoại vào DN bảo hiểm phi nhân thọ: Hai mảng màu trên thị trường 2,8 tỷ USD

Tài chính
(VNF) - Bảo hiểm phi nhân thọ được đánh giá là thị trường tiềm năng với quy mô hiện khoảng 2,8 tỷ USD, dự báo đến 2030 đạt gấp 10 lần, với độ thâm nhập thị trường ở mức 1% GDP. Chính vì thế, thị trường này nhận nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại. Các DN nước ngoài tìm đến đầu tư vào các DN bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khá sớm và đông đảo. Tuy nhiên, câu chuyện thành công lại không phải là phổ biến.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.