Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, ngày 27/2, Eximbank và bà Chu Thị Bình đã có buổi làm việc với nhau để tìm phương án giải quyết. Cụ thể, ban đầu khi nghe phương án Eximbank sẽ tạm chi trả 14,8 tỷ đồng cho phần chứng từ bị làm giả chữ ký, bà Bình không đồng ý vì 245 tỷ đồng dù là chữ ký thật hay giả, thì bà vẫn là khách hàng và làm việc với ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM, chứ không phải làm việc với người lạ.
"Tại sao mà tôi bị mất đến 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm mà ngân hàng lại đi tạm ứng cho tôi có 14,8 tỷ đồng. Tôi đề nghị được trả lại hết số tiền bị mất trong tài khoản", bà Bình nêu quan điềm.
Tuy nhiên, đến cuối ngày 27/2, trả lời báo chí, bà Bình cho biết sẽ cân nhắc lại việc nhận số tiền tạm ứng này nhưng phải xem trước bản thảo của biên bản thoả thuận mới quyết định đồng ý hay không.
Trao đổi với VietnamFinance sáng 2/3 về quyết định của bà Chu Thị Bình liên quan đến phương án giải quyết của Eximbank, luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư riêng của bà Chu Thị Bình, cho biết: "Hôm qua, chị Bình đã ký văn bản để gửi cho bên phía Eximbank và chưa đồng ý với các nội dung bên trong thỏa thuận".
"Chị Bình mong muốn Eximbank xem xét tất cả các phương diện với tư cách trách nhiệm của một ngân hàng với người gửi tiền, bởi do lỗi của người có chức vụ, quyền hạn của ngân hàng (ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM - PV) có hành vi chiếm đoạt tiền như thế thì Ngân hàng phải xem xét trả ngay các khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người gửi tiền", luật sư Hoài nói.
Trong khi đó, liên quan đến vụ việc này, đại diện Ngân hàng Eximbank, cho biết đang đàm phán trả "tạm ứng" một phần cho khách hàng Chu Thị Bình trong thời gian ra tòa. Phương án này cách đây 1, 2 ngày, khách hàng Chu Thị Bình trả lời báo chí không đồng ý, sau đó buổi chiều tối lại nói đồng ý với cách xử lý của Eximbank và đang xem xét lại thỏa thuận giữa 2 bên. Hiện lãnh đạo Eximbank cũng chưa có thông báo chính thức gì về vụ việc này.
"Có một số rắc rối nhỏ về thủ tục ký của khách hàng Chu Thị Bình trong chứng từ khi thanh toán nên bắt buộc phải ra tòa. Phần tạm ứng 14,8 tỷ đồng này cho khách hàng chủ yếu là để cho thấy thiện chí của Eximbank. Sau đó nếu có phán quyết chính thức của tòa sẽ tiến hành trả tiền", đại diện Ngân hàng Eximbank cho biết.
Liên quan đến vụ việc này và cách giải quyết của Eximbank, Tiến sỹ - Luật sư Bùi Quang Tín, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng, đối với vụ việc này, những giấy ủy quyền rút tiền có chữ ký giả của bà Chu Thị Bình và người được ủy quyền là lỗi của Eximbank và ngân hàng (NH) đã xử lý bằng cách tạm ứng 14,8 tỷ đồng. Những khoản còn lại muốn giải quyết phải xem xét 2 vấn đề.
Thứ nhất, về giấy ủy quyền có nhiều cách làm giả như giả chữ ký hay giả các thông tin ghi trên nội dung giấy ủy quyền (tức là người gửi tiền ký sẵn, còn người được ủy quyền ký sau hoặc thông tin trên giấy ủy quyền sẽ bổ sung sau). Nếu xảy ra trường hợp làm giả như vậy, lỗi là của NH vì NH đã vi phạm quy trình trong quá trình gửi và rút tiền tiết kiệm.
Thứ hai, quy trình thực hiện rút các khoản tiền này, vì để rút được tiền trong NH, không chỉ cần mỗi giấy ủy quyền mà các bộ phận liên quan đến quy trình rút tiền của Eximbank cũng phải tuân thủ đúng thủ tục. Cụ thể, giấy rút tiền phải thể hiện đủ 4 chữ ký của người rút tiền, kiểm soát viên, thủ quỹ, kế toán, thậm chí còn phải có chữ ký của người được ủy quyền hợp pháp ký trên phê duyệt của ban giám đốc chi nhánh.
"Theo quy định tại Quyết định 14 của NHNN ban hành ngày 21.5.2014, dù là ủy quyền cho người khác rút tiền, người được ủy quyền đó khi tiến hành rút tiền tại ngân hàng gửi tiền cũng phải xuất trình thẻ tiết kiệm. Trường hợp người được ủy quyền rút tiền nhưng không xuất trình thẻ tiết kiệm xem như NH làm sai quy trình. Đồng thời, lúc rút tiền, nhân viên NH có đối chiếu giữa chứng minh nhân dân của người được ủy quyền và khuôn mặt thực tế hay không.
Ngoài ra còn phải xem lại thủ tục chi tiền, chi cho ai, ai là người nhận, có chi đúng số tiền đó cho người được ủy quyền hay không. Đây là những điểm cần rà soát lại trong vụ việc này để xác định lỗi của các bên như thế nào", ông Tín nêu quan điểm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.