Vụ án đánh bạc ở Pullman: Hành trình từ lò gạch cũ thành khách sạn 5 sao
Hà Giang -
09/08/2024 11:00 (GMT+7)
(VNF) - Đến nay, trong khuôn viên khách sạn Pullman Hanoi vẫn được giữ được chiếc ống khói là “chứng nhân lịch sử” - vật trang trí độc đáo duy nhất trong hệ thống các khách sạn cao cấp ở Hà Nội.
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành bắt quả tang các đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép tại câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều - chi nhánh Hà Nội (King Club, địa chỉ tại tầng 1, khách sạn Pullman, Hà Nội) thuộc Công ty TNHH dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng..
Khách sạn Pullman - nơi các con bạc tổ chức sới bạc nêu trên là một địa điểm nổi tiếng với chiếc ống khói mang tính chứng nhân lịch sử hơn 1 thế kỷ nằm giữa lòng Hà Nội.
Ống khói hơn 1 thế kỷ nằm giữa lòng Thủ đô
Theo tìm hiểu, ống khói này được coi là công trình cao nhất, đánh dấu thời điểm Việt Nam đã bước vào thời kỳ công nghiệp đầu thế kỷ 20.
Công trình thuộc nhà máy Gạch Tám Ngói do ông Nguyễn Văn Giệm hay còn gọi là Năm Giệm xây dựng. Trong thời kỳ hưng thịnh, hơn 600 công nhân đã làm việc tại đây.
Nhà máy đã từng ngừng hoạt động trong thế chiến thứ II và hoạt động trở lại vào năm 1956. Sau đó nhà máy gạch đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước.
Ống khói được xem như một "chứng nhân lịch sử", đồng thời là biểu trưng của khách sạn Pullman, trước đây là khách sạn Horison.
Được biết, nhà máy được trang bị máy ép khuôn để sản xuất gạch và ngói. Nhà máy có ba ống khói cao 50 mét được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu để hút không khí vào đường hầm đôi của lò nung Hoffmann, mỗi hầm dài 100 mét. Ngoài ra, nhà máy còn có nhiều kho chứa giá gỗ phơi gạch và ngói trước khi nung.
Từ giữa những năm 1990, nhà máy gạch bị phá bỏ và phần đất được thuê bởi công ty P.T. Global Metropolitan Development của Indonesia để xây dựng khách sạn Hà Nội Horison.
Đặc biệt, trong đồ án xây dựng khách sạn, các nhà thiết kế đã từng có ý định phá huỷ chiếc ống khói của nhà máy gạch. Tuy nhiên, cuối cùng công trình "chứng nhân lịch sử" này đã được giữ lại.
Ống khói được nằm trong khuôn viên khách sạn là một điểm nhấn góp phần không nhỏ khiến Hà Nội Horison được nhiều người biết đến.
Thay tên không đổi chủ
Mặc dù gắn liền với một trong những biểu tượng thời bao cấp của Hà Nội nhưng Hà Nội Horison lại mang nhiều dấu ấn của đại gia Indonesia.
Theo tìm hiểu, Hà Nội Horison là “con chung” của liên doanh mang tên Global Toserco Limited.
Liên doanh Global Toserco Limited được thành lập dựa trên sự hợp tác của chủ đầu tư PT Global Metropolitan (tập đoàn Ciputra, tập đoàn Metropolitan, tập đoàn Prasidha) và Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Toserco). Tỷ lệ đóng góp vào liên doanh của hai đơn vị này không được tiết lộ nhưng khi nhắc tới ông chủ Horison, người ta nhắc tới đại gia Indonesia nhiều hơn.
Sau hơn 6 năm thi công xây dựng, phải tới năm 1998, Hà Nội Horison mới khai trương và đi vào hoạt động. Đây cũng là thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng khiến cho Hà Nội Horison cũng gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu lưu trú suy giảm.
Tới năm 2001, cũng như hàng loạt khách sạn cao cấp khác Sofitel, Sofitel Plaza, Hilton, Melia, Nikko và Daewoo, Hà Nội Horison rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tính thêm chi phí trả lãi vay và khấu hao thì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đều không mấy sáng sủa.
Cũng trong năm 2001 là thời điểm “cha đẻ” Hà Nội Horison ở Indonesia gặp khó khi nợ xấu trị giá 49 triệu USD tại khách sạn Horison Indonesia bị một ngân hàng Indonesia đấu giá.
Như vậy có thể thấy, ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng, Hà Nội Horison gặp không ít khó khăn như Daewoo hay Sofitel Plaza. Tuy nhiên, may mắn hơn Daewoo, Hà Nội Horison không đổi chủ mà chỉ đổi tên.
Đáng chú ý, lúc bấy giờ một cái tên mới xuất hiện bên Hà Nội Horison khiến dư luận xôn xao, đó là ông lớn trong làng khách sạn thế giới Accor.
Sau khi đã đạt được thỏa thuận quản lý khách sạn Hà Nội Horison, từ tháng 8/2009, Accor đã lên kế hoạch nâng cấp khách sạn và khẳng định vẫn giữ Horison như một địa điểm tổ chức nhiều sự kiện cho khách thương nhân và hội thảo.
Ngày nay, chiếc ống khói hơn trăm tuổi trông thật giản dị so với những tòa nhà bề thế
Sau 3 năm, quá trình chuẩn bị mới hoàn tất, từ ngày 22/11/2012, cái tên Horison đã bị xóa sổ hoàn toàn. Khách sạn 5 sao nằm trên “cái lò gạch cũ” được đổi tên thành Pullman Hà Nội. Phía Pullman cho biết việc đổi tên để ứng với tiêu chuẩn mới của Tập đoàn Kinh doanh Khách sạn Quốc tế Accor sau khi đã nâng cấp, sửa chữa khách sạn. Khách sạn Pullman Hà Nội hoàn toàn không đổi chủ.
Điều đó có nghĩa đại gia Việt và đại gia Indonesia vẫn là những ông chủ của Pullman Hà Nội. Accor chỉ là đơn vị quản lý. Song, dù chỉ quản lý nhưng Accor đã đầu tư 15 triệu USD để nâng cấp Horison thành Pullman.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký kết khoản vay liên kết bền vững (SLL) trị giá 150 triệu USD với Công ty Cổ phần Vinschool (công ty con của Tập đoàn Vingroup).
(VNF) - Những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản miền Bắc ghi nhận sự dịch chuyển đáng chú ý của dòng tiền đầu tư, từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận.
(VNF) - Được ví như trái tim của Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tòa tháp The Harmony mô phỏng kiến trúc kiệt tác du thuyền Harmony of the Seas. Đây không chỉ là sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên mà còn là không gian mang đậm chất sống toàn cầu, là nơi sống, làm việc và nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho giới trẻ.
(VNF) - Một loạt băng rôn đòi quyền lợi được cư dân căng trên hàng rào các căn biệt thự tại Khu đô thị Starlake, nơi được xem là một trong những dự án cao cấp và đắt đỏ nhất dành cho giới nhà giàu Hà Nội.
(VNF) - Dự án Khu nghỉ dưỡng Quang Phú Luxury tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới được chấp thuận đầu tư nhằm xây dựng khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
(VNF) - TP.HCM dự kiến đấu giá hàng chục lô đất, phát triển hàng loạt khu đô thị TOD dọc các tuyến metro. Nếu thuận lợi, việc đấu giá sẽ mang về nguồn thu hàng trăm nghìn tỷ đồng
(VNF) - Giá đất tại huyện Đan Phượng, Hà Nội, đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong thời gian gần đây, do sự xuất hiện của dự án Vinhomes Wonder City cùng tiến độ của tuyến đường đang được xây dựng. Giá đất “nhảy múa” khiến một số chủ đất tại Đan Phượng hưởng lợi lớn.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.
(VNF) - Diện tích căn hộ tại dự án NƠXH Thăng Long Green City dao động từ 49,56 m2 đến 58,9m2, mức giá bán là 18,4 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT 5% và phí bảo trì 2%).
(VNF) - Theo kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất và danh mục các khu đất đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 của TP.HCM, trong quý III/2025, TP. HCM sẽ tổ chức đấu giá 7 khu đất.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh, Hà Nội) do Tổng Công ty 319 (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 630 tỷ đồng.
(VNF) - Quy hoạch TP.Thủ Đức đến năm 2040, là trung tâm phía Đông về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Định hướng chiến lược sẽ giúp nâng tầm diện mạo đô thị mà còn mở ra cơ hội cho BĐS khi hạ tầng được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
(VNF) - Thanh tra TP.Huế vừa công bố quyết định thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước trong việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác đối với 6 dự án trên địa bàn.
(VNF) - Khu Công cộng, dịch vụ đô thị thuộc dự án Tổ hợp thể thao, giải trí và thương mại tại phường Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) có diện tích gần 13ha, giá khởi điểm 11,7 triệu đồng/m2.
(VNF) - UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành nhiều quyết định phê duyệt hồ sơ mời nhà đầu tư quan tâm đến 6 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, với tổng số lượng 6.500 căn hộ.
(VNF) - Năm 2025 hứa hẹn là giai đoạn phục hồi và phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố tích cực như tăng trưởng nguồn cung, phục hồi du lịch và hoàn thiện pháp lý.
(VNF) - Sau khi trải qua năm 2024 tương đối tốt, đầu năm 2025, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (Becamex TDC, HoSE: TDC) đã đề ra kế hoạch tái cơ cấu để trở thành một tập đoàn.
(VNF) - 30 lô đất được Đà Nẵng lên kế hoạch cho thuê ngắn hạn để làm bãi đỗ xe và thương mại dịch vụ, trong đó nhiều lô đất nằm ở vị trí 2-3 mặt tiền tuyến đường lớn của thành phố.
(VNF) - Ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch HĐQT SGO Group, nhìn nhận các yếu tố để tạo lập một chu kỳ mới đã hình thành tương đối đầy đủ trên thị trường bất động sản miền Bắc. Do vậy, năm 2025 là thời điểm quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định.
(VNF) - Không chỉ là đại đô thị quy mô, tiện ích hoàn thiện và đẳng cấp bậc nhất giúp kiến tạo chuẩn mực sống mới cho khu vực phía Tây Hà Nội, Vinhomes Wonder City thu hút mạnh mẽ khách ở thực cũng như nhà đầu tư còn nhờ quy hoạch sản phẩm độc đáo hiếm có trên thị trường.
(VNF) - Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại dịch vụ Thanh Phú tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 12.662 tỷ đồng. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Công ty cổ phần BEHS - Công ty TNHH Covestcons.
(VNF) - Quảng Ngãi thống nhất hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.