'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sinh năm 1968 trong một gia đình nông dân tại khu vực có GDP thấp nhất tỉnh lúc bấy giờ là khu vực Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, ông Zeng Yuqun từng nhiều lần phải đối mặt với câu hỏi đi học tiếp hay ở nhà làm nông. Mỗi lần như vậy, cậu bé hiếu học Yuqun đều trả lời chắc chắn: “Con nhất định phải tới trường”.
Nhờ tinh thần hiếu học, năm 1985, cậu học trò nghèo Zeng Yuqun đã trở thành thủ khoa ngành Kỹ thuật hàng hải tại Đại học Giao thông Thượng Hải. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước, nhưng chỉ được trả mức lương 30 USD/tháng.
Do không tìm thấy cơ hội phát triển, ông Zeng chuyển sang làm kỹ thuật viên cho một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất đĩa cứng trực thuộc Công ty TNHH Tokyo Denki Kogyo (TDK). Đến năm 31 tuổi, ông trở thành giám đốc kỹ thuật trẻ tuổi nhất của công ty.
Dù được trọng dụng tại công ty nhưng chàng trai trẻ Zeng Yuqun luôn muốn tìm hướng đi riêng cho cuộc đời mình.
Năm 1999, ông Zeng đã quyết định nghỉ việc tại công ty Nhật Bản và khởi nghiệp với hãng sản xuất pin lithium-ion có tên Amperex Technology Limited (ATL). Đây là một công ty công nghệ năng lượng mới, chuyên sản xuất pin có thể sạc lại cho các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại, laptop và là nhà cung cấp pin cho iPod, iPad, Macbook của Apple.
Để nghiên cứu sâu hơn về pin, ông Zeng Yuqun cũng quyết định tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ ngành Vật lý Vật chất cô đặc tại Viện Khoa học Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi mới thành lập, ATL có rất ít tài sản trí tuệ của riêng mình hoặc bất kỳ công nghệ đột phá nào. Zeng Yuqun và các đồng nghiệp của ông đã chi 1 triệu USD để mua bằng sáng chế polymer lithium từ Bell Labs ở Mỹ.
Từng có thời điểm rất khó khăn, ông Zeng đã phải tìm cách tìm ra chất điện giải ưu việt nhất và cố gắng giảm chi phí sản xuất chỉ bằng 1 nửa so với các đối thủ Hàn Quốc để tìm được vị thế vững chắc trên thị trường. Sau khi tung ra loại pin lithium polymer mỏng hơn các mẫu khác và có thể được định hình theo thiết bị, công ty đã có lãi trong vòng ba tháng.
Đây được xem là sự khởi đầu cho bước chuyển mình của lĩnh vực pin của Trung Quốc - một lĩnh vực kinh doanh do Nhật Bản thống trị kể từ khi Sony thương mại hóa pin lithium-ion đầu tiên vào năm 1991.
Nhận thấy những cơ hội mới ngoài việc sản xuất pin điện thoại, năm 2011, ông Zeng tách bộ phận năng lượng ô tô của ATL, chính thức xây dựng Công ty TNHH Công nghệ Năng lượng mới Ningde Times (CATL) tại quê hương Ninh Đức với trọng tâm chính là phát triển pin và hệ thống quản lý pin, cũng như phát triển các công nghệ năng lượng mới.
Sự phát triển này cũng giúp Ninh Đức giải quyết được vấn đề việc làm và thúc đẩy GDP tại địa phương. Quê hương của vị tỷ phú này giờ đây đã hoàn toàn thoát khỏi “cái bóng” đói nghèo năm xưa.
Năm 2019, CATL đã ký được thỏa thuận hợp tác, trở thành nhà cung cấp chính về pin xe điện cho Tesla của tỷ phú Elon Musk. Với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện năng lượng mới trong hai năm qua và nhu cầu đối với pin năng lượng, giá cổ phiếu của CATL đã tăng vọt. Dưới sự dẫn dắt của ông, CATL ghi nhận vốn hóa lên tới 179 tỷ USD, nhiều hơn cả General Motors và Ford cộng lại.
Đến năm 2022, CATL đã cung cấp cho hầu hết các nhà sản xuất ô tô điện, chiếm khoảng 30% nguồn cung pin xe điện toàn cầu. Khách hàng của CATL bao gồm cả Tesla, BMW và Ford, mang lại cho công ty vị thế thống trị trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Trong số các khách hàng, BMW gần như là khách hàng lớn đầu tiên của CATL, khi ông Zeng có cơ may gặp gỡ ông Herbert Diess, giám đốc cung ứng của BMW vào năm 2011. Khi đó, ông Herbert đang có chuyến công du thế giới để gặp gỡ, thuyết phục một số công ty làm pin cho điện thoại chuyển sang làm pin cho ô tô điện, và ông Zeng là một trong số những người đã chuyển hướng sản xuất theo vị giám đốc cung ứng của BMW, mở ra “kỷ nguyên vàng” cho đế chế CATL ngày nay.
Mới đây, ngày 30/10, CATL đã ký kết Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Chiến lược toàn cầu với hãng xe Vinfast Việt Nam, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển xe điện, bao gồm phát triển công nghệ mới, trong đó pin và nhiều bộ phận quan trọng được tích hợp vào khung gầm xe, giúp giảm tải trọng, tăng quãng đường di chuyển và giảm chi phí.
Theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông Zeng Yuqun đã tăng lên 49,5 tỷ USD sau khi cổ phiếu của CALT tăng mạnh từ đầu năm nay. Con số này vượt qua giá trị tài sản 48,1 tỷ USD của Jack Ma, người đồng sáng lập Alibaba, giúp ông Zeng Yuqun gia nhập hàng ngũ những người giàu nhất Trung Quốc và thế giới.
Ông đứng thứ 29 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2022 của Forbes và thứ 30 trong danh sách tỷ phú 2022 của Bloomberg. Trong danh sách những tỷ phú xanh hàng đầu thế giới năm 2021 của Bloomberg, ông chỉ đứng sau CEO Tesla Elon Musk. Thậm chí, công ty CATL của ông đã tạo ra nhiều tỷ phú hơn cả Google hay Facebook, và đã đáng giá hơn Volkswagen.
Tính tới thời điểm hiện tại, khối tài sản của ông Zeng Yuqun là 30,5 tỷ USD, xếp thứ 33 trong bảng xếp hạng thời gian thực về chỉ số tỷ phú thế giới của Bloomberg. Tính từ đầu năm, ông Zeng mất 22,6 tỷ USD tài sản do những triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, “Vua pin” vẫn là tỷ phú giàu thứ 3 Trung Quốc, sau “ông hoàng nước suối” Chung Thiểm Thiểm và tỷ phú Tik Tok Trương Nhất Minh.
Mặc dù là tỷ phú hàng đầu nhưng ông Zeng sống rất kín tiếng và ít khi xuất hiện, hay nhận lời phỏng vấn của truyền thông.
Xem thêm >> 'Sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.