Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Politique étrangère của Pháp, ông Inozemtsev đã chỉ ra những dấu hiệu suy yếu “đang lóe lên” trong nền kinh tế Moscow. Trong đó, ông đã nêu bật 3 vấn đề đang tồn tại ở Nga có thể khiến kinh tế đất nước phải đối mặt với một tương lai nhiều biến động.
Phi công nghiệp hóa
Theo ông Inozemtsev, nền kinh tế Nga đang ngày càng trở nên "nguyên thủy" khi các công ty phương Tây rời khỏi nước này và dừng hoạt động kinh doanh tại đây. Trong khi đó, hệ thống máy móc phương Tây còn sót lại trong nước đang cũ dần và chỉ còn sử dụng được từ 3 đến 5 năm tới.
Điều đó đã tạo ra những lỗ hổng đang làm tổn thương các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Nga, chẳng hạn như lĩnh vực ô tô, vốn đã chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm trong gần hai năm chiến sự.
Trong khi đó, Nga đang hướng sang Trung Quốc nhiều hơn vì nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp sản phẩm công nghệ cao khi các nước phương Tây không còn muốn giao thương với quốc gia này.
Ông Imnozemtsev ước tính với tốc độ này, Nga có thể trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại vào cuối thập kỷ này.
Dân số giảm
Dân số Nga đã giảm trước chiến sự và càng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh nhiều người sang nước khác định cư trước mối đe dọa từ chiến sự và nền kinh tế ảm đạm.
Chỉ trong năm 2022, Nga chứng kiến tối đa 1,3 triệu công dân rời khỏi nước này, bao gồm nhiều lao động trẻ tuổi và làm việc trong lĩnh vực có giá trị cao. Luỹ kế từ năm 2017 đến năm 2022, dân số Nga đã giảm khoảng 3 triệu người.
Trong khi các công ty quốc phòng đang làm việc hết công suất để cung cấp cho lực lượng vũ trang, các ngành công nghiệp dân sự đang phải vật lộn để tìm nguồn lao động.
Theo báo cáo mới của Cơ quan Thống kê nhà nước Nga Rosstat, dân số Nga sẽ giảm 3 triệu người vào năm 2030, và sẽ tiếp tục giảm thêm 7 triệu người vào năm 2046.
Dân số giảm đã tạo ra một số vấn đề cho nền kinh tế Nga khi nước này chuyển sang nền tảng thời chiến, bao gồm cả thiếu hụt nhân công kỷ lục. Các chuyên gia cho rằng nếu không có biện pháp can thiệp, xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nga và đẩy tỷ lệ lạm phát tăng vọt.
Theo Liên hợp quốc, nếu xu hướng giảm này tiếp tục, dân số Nga sẽ chỉ còn 120 triệu người từ nay đến năm 2050. Trong kịch bản bi quan nhất, từ nay đến cuối thế kỷ, Nga sẽ chỉ còn 83,7 triệu dân.
“Về lâu dài, sự sụt giảm nguồn nhân lực có thể khiến Nga phải trả giá đắt hơn những tổn thất tài chính trước mắt do cuộc xung đột hiện tại gây ra”, ông Imnozemtsev cho hay.
Thâm hụt ngân sách
Nga gần đây đã tìm nhiều giải pháp để bù đắp ngân sách đang thâm hụt, trong khi phải tăng chi quân sự. Chính phủ Nga đã ban hành thuế lợi tức phụ thu một lần (one-off windfall tax) đối với nhiều doanh nghiệp lớn, đặt mục tiêu thu 3,1 tỷ USD.
Trong năm đầu chiến sự, khả năng chống chịu của kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây tốt hơn dự kiến. Giá dầu khí tăng cao giúp Nga đảm bảo thu ngân sách trong giai đoạn này. GDP cũng chỉ giảm 2,1% năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số dự báo ban đầu của các chuyên gia là 10-15%.
Chính phủ Nga hồi tháng trước cho biết họ dự định chi 10,8 nghìn tỷ rúp (118 tỷ USD), tương đương khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng vào năm tới. Con số này gấp ba lần số tiền được phân bổ vào năm 2021, năm cuối cùng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và nhiều hơn 70% so với kế hoạch ban đầu cho năm nay.
Các nhà phân tích độc lập cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn nếu tính cả những ước tính về chi tiêu mật.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cảnh báo tác động sẽ tăng dần cùng với các lệnh trừng phạt mới nhắm vào nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên của Nga.
Theo ông Imnozemtsev, tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với khó khăn lớn.
Ông Imnozemtsev ước tính GDP của Nga vào cuối thập kỷ này có thể sụt giảm 10% -15% và đồng rúp có thể lao dốc khoảng 50% giá trị.
Các nhà kinh tế khác cũng đưa ra những cảnh báo tương tự đối với nền kinh tế Nga, mặc dù Nga vẫn luôn khẳng định khả năng phục hồi của mình trong hơn một năm rưỡi qua.
Mặc dù Điện Kremlin gần đây đã thừa nhận mước Nga trên bờ vực sụp đổ vào năm ngoái, tuy nhiên họ vẫn dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng tới 3% trong năm nay, cao hơn mức tăng trưởng 2,2% ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Xem thêm >> Một năm trừng phạt: Nga mất 36 tỷ USD nguồn thu từ dầu mỏ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.