'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bảng xếp hạng của EIU đánh giá mức độ hấp dẫn của hoạt động kinh doanh trên 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, được đo lường dựa trên các chỉ số như lạm phát, chi phí sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa...
Các nhà phân tích của EIU cho biết thước đo này cung cấp góc nhìn về các nền kinh tế, từ đó chỉ ra quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng tốt và giúp các nhà đầu tư xác định khu vực tiềm năng để gia tăng chi phí đầu tư.
Singapore, quốc gia Đông Nam Á duy nhất lọt top 10, tiếp tục chiếm vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng, vượt qua những “miền đất hứa” như Đan Mạch, Mỹ, Đức… Theo bà Prianthi Roy, Giám đốc Dự báo Quốc gia của EIU kiêm nhà phân tích khu vực châu Âu: “Singapore sẽ vẫn là địa điểm có vị trí địa lý tốt nhất trên thế giới để kinh doanh như đã từng trong 16 năm qua”.
Bà Roy cho rằng yếu tố thúc đẩy quốc gia Đông Nam Á này trở thành điểm đến kinh doanh hàng đầu là nhờ sự ổn định chính trị và sự quan tâm của chính phủ trong việc giúp đỡ các công ty tư nhân nâng cấp công nghệ.
Ngay sau Singapore hiện đang là Đan Mạch và Mỹ, hai quốc gia lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng.
Nếu như Đan Mạch được đánh giá là nước sở hữu nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc cùng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và giao thông chất lượng cao, thì Mỹ cũng được các chuyên gia nhìn nhận là môi trường thích hợp cho kinh doanh bởi có rất ít hạn chế đối với ngoại thương và các hoạt động đầu tư vào Mỹ.
Cũng theo báo cáo, top 3 bao gồm Singapore, Đan Mạch và Mỹ sẽ tiếp tục là những môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới trong vòng 5 năm tiếp theo. Những quốc gia khác xuất hiện trong top 10 lần lượt là Đức, Thuỵ Sĩ, Canada, Thuỵ Điển, New Zealand, Hồng Kông và Phần Lan.
“Đây đều là những nền kinh tế tiên tiến và luôn thể hiện được sự ổn định trong các chỉ số, vì vậy, chúng tôi cho rằng đây sẽ là những khoản đặt cược an toàn cho các khoản đầu tư”, báo cáo của EIU cho hay.
Bên cạnh các quốc gia top đầu, một số các nền kinh tế khác cũng ghi nhận có sự cải thiện đáng chú ý trong chỉ số đánh giá những nơi tốt nhất để kinh doanh.
Trong đó, đứng đầu nhóm cải thiện là Hy Lạp. Nền kinh tế này đã có sự thay đổi về môi trường kinh doanh trong những năm gần đây nhờ những cải cách trong chính sách ủng hộ doanh nghiệp của chính phủ. Bên cạnh đó, những thay đổi tích cực về thị trường tự do do Tổng thống Argentina Javier Milei hứa hẹn nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài cũng đang dần đem lại hiệu quả trong việc cải thiện môi trường kinh doanh.
Còn với Ấn Độ, theo báo cáo của EIU, đây là quốc gia duy nhất có quy mô tiềm năng có thể sánh ngang với Trung Quốc. Đặc biệt, hồ sơ nhân khẩu học của đất nước này đang cho thấy những tín hiệu tích cực về lực lượng lao động trong tương lai. Hiện, Ấn Độ đang đứng thứ 3 trong danh sách môi trường kinh doanh được cải thiện tốt nhất, sau Hy Lạp và Qatar.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.