Startup nên nhìn nhận những điều căn bản còn thiếu trong việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp thực sự bền vững và thiết thực, mang lại giá trị lớn cho xã hội.
Nhờ quản lý dòng tiền, đầu tư hiệu quả và ứng biến linh hoạt, Toong liên tục mở rộng địa điểm cả trong và ngoài nước.
Màn “thổi giá” của WeWork từ Thung lũng Silicon (Mỹ) thất bại chưa biết có khiến các tên tuổi đi theo mô hình này tỉnh mộng, song điều chắc chắn, các nhà đầu tư vẫn coi kết quả kinh doanh, giá trị thực là tiêu chí quan trọng nhất.
Cú lừa WeWork bị lật tẩy
WeWork đã chính thức hủy kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) dự kiến diễn ra ngày 30/9/2019. Trước đó vài ngày, CEO WeWork cũng đã từ chức.
Chỉ vừa mới đây, WeWork vẫn được xem là một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất thế giới, được định giá tới 47 tỷ USD. Chỉ trong một tháng, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp này đã bốc hơi 37 tỷ USD, chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ USD và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm nặng nề hơn.
Giới đầu tư đã chùn bước trước cổ phiếu này, trong bối cảnh doanh nghiệp đã lỗ hàng tỷ USD và không nhìn thấy triển vọng lợi nhuận.
“Chúng tôi đã quyết định hoãn đợt chào bán công khai này để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty”, ông Artie Minson và ông Sebastian Gunningham, đồng Giám đốc điều hành WeWork, cho biết trong một tuyên bố.
Ông Minson và ông Gunningham đã nắm quyền điều hành Công ty vào tuần trước, sau khi Adam Neumann, người đồng sáng lập của WeWork nộp đơn từ chức. Thông tin về vụ việc này vẫn đang được tiếp tục cập nhật.
Những rắc rối của WeWork bắt đầu khi công ty này nộp hồ sơ xin IPO. Thống kê tài chính của WeWork cho thấy, năm 2016, Công ty đạt doanh thu 436 triệu USD, nhưng lỗ 429 triệu USD. Năm 2017, doanh thu tăng lên 886 triệu USD và lỗ vọt tới 890 triệu USD. Đến năm ngoái, WeWork thu về 1,8 tỷ USD và lỗ 1,6 tỷ USD.
Tình hình kinh doanh năm 2019 không có gì khả quan hơn. Trong 6 tháng đầu năm, WeWork lỗ khoảng 1,3 tỷ USD với doanh thu 1,5 tỷ USD. Đến khi đó, giới đầu tư mới giật mình nhận ra tình trạng sức khỏe tệ hại của WeWork.
Vụ lùm xùm của WeWork được coi là “cú tát” như trời giáng vào các doanh nghiệp coworking space trên toàn cầu. Các nhà đầu tư đang dừng lại nghe ngóng thêm, rồi mới tiếp tục rót tiền.
Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi đang bùng nổ mô hình kinh doanh này vài năm gần đây.
Trước cú sốc WeWork, ông Đỗ Sơn Dương, sáng lập và điều hành chuỗi Coworking space Toong cho rằng, đây không phải là trường hợp đầu tiên trong giới start-up thế giới IPO thất bại và gặp khó khăn từ trước và cả sau khi IPO.
Tất nhiên, ông Dương cũng cho rằng, nội bộ như thế nào, chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ nhất, không nên chỉ kết tội nhà sáng lập. Khi một công ty xảy ra chuyện, các nhà đầu tư và các thành viên khác trong hội đồng quản trị không vô can.
Nhưng ông Dương cũng không né tránh, ở khía cạnh kinh doanh, một doanh nghiệp lỗ ngày càng nhiều, phát triển phụ thuộc hoàn toàn bằng vốn đầu tư mạo hiểm, trong khi không có lộ trình cải thiện bức tranh lỗ - lãi trong ngắn hạn, thì chưa thực sự là một doanh nghiệp có khả năng phát triển sản phẩm và tự thân thao lược nhằm mang lại giá trị cho người dùng và thu về lợi nhuận để tiếp tục phát triển thực hiệu quả.
Toan tính của các tên tuổi đi theo mô hình WeWork
Dù trên thế giới, mô hình này đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhưng mãi tới năm 2015, xu hướng coworking space mới thực sự xuất hiện tại Việt Nam với sự tham gia của một vài doanh nghiệp trong và ngoài nước trên quy mô nhỏ, mang tính thử nghiệm. Đầu năm 2018, gã khổng lồ WeWork thâu tóm coworking space lớn của Trung Quốc là NakedHub với giá 400 triệu USD, mở đường vào châu Á, trong đó có Việt Nam.
Điều đáng nói, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của mô hình này trên thế giới đạt tới 50%/năm, trị giá cũng tăng chóng mặt qua các năm, thì tại Việt Nam, tốc độ này còn lớn hơn, trung bình trên 58%. Số lượng và diện tích các điểm coworking tăng lên đáng kể, những cái tên như WeWork, CoGo, Dreamplex, Toong, UP Co-working Space… phổ biến rất nhanh. Ngoài ra, còn vô vàn các tên tuổi nhỏ lẻ, như TikTak, Kicoworking, BK Hub, Up, Hatch! Nest, iHouse, DESKA, HanoiHub, HubIT, Coffice, Clickspace, Nest by AIA, Work Saigon, Saigon Coworking, Start Saigon, Kafnu, Circo…
Cuộc đua giữa các nhà đầu tư trong nước với những tên tuổi mới và những ông lớn trong khu vực cũng như thế giới được dự đoán sẽ diễn ra vô cùng sôi động và gay cấn. Điển hình, sau thương vụ mua bán thành công NakedHub, Wework đã bắt đầu triển khai kế hoạch “bành trướng” của mình tại Việt Nam. Ngoài ra, Ucommune, JustCo, the Hive… cũng đã và đang có động thái thâm nhập thị trường Việt Nam.
Những tín hiệu trên cho thấy, mô hình coworking space tại Việt Nam sẽ bùng nổ với những thay đổi mạnh mẽ về số lượng, chất lượng cũng như quy mô. Mô hình độc đáo và mới mẻ này hứa hẹn không chỉ đem đến những tiện ích to lớn cho người sử dụng, mà còn là “miếng bánh” hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Thế nhưng, ông Đỗ Sơn Dương không ngần ngại khẳng định, rất nhiều nhà phát triển coworking space tại Việt Nam và khu vực thành lập ra với mục tiêu cao nhất không phải là mang giá trị tới cho khách hàng, mà để bán lại cho công ty khác, thoái vốn, kiếm lời.
Trong số những người mua tiềm năng của các chuỗi coworking space, WeWork luôn là số một. Chính vì thế, các nhà phát triển coworking space thường bê nguyên mô hình của Wework, để dễ thuyết phục WeWork mua mà không phải sửa lại nhiều.
Nhưng giờ đây, khi WeWork gặp vấn đề, hàng loạt chuỗi coworking space khác lấy mô hình này làm hình mẫu có thể đang đối mặt với... chân tường.
“Cửa thoát hiểm tiềm năng nhất đang có “cháy”, trong khi đất dưới chân cũng sụt lở vì đã không vận hành như một doanh nghiệp thực sự”, ông Dương phân tích.
Nhìn rộng ra, đây là hệ quả của những cách hiểu méo mó trong tư duy đầu tư, kinh doanh của một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư, nhà sáng lập start-up. Việc sao chép một cách máy móc các mô hình thiết kế sản phẩm, ươm mầm, tăng tốc doanh nghiệp được khởi xướng từ Silicon Valley đang bộc lộ rõ rủi ro. Về bản chất, các mô hình không hẳn sai, nhưng hầu hết bị hiểu sai bản chất, nên dẫn đến một bộ phận kinh doanh chộp giật, chứ không “tái thiết kế” để tạo ra giá trị mới thực sự.
Phân tích một số mô hình đang hoạt động để thấy sự khác biệt
Trường hợp của Toong, ngay từ đầu, coworking space này không lấy WeWork làm tiêu chuẩn. Toong không xoay quanh những chuỗi coworking space khác, mà tập trung vào giá trị mà mình theo đuổi và xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh những giá trị đó.
Kết quả kinh doanh của Toong có thể nói là khác hầu hết các công ty cùng lĩnh vực ở Việt Nam và khu vực. Chỉ sau 2 năm kể từ ngày khởi nghiệp (năm 2015), từ đầu năm 2017, doanh thu trước thuế hàng tháng mỗi địa điểm vận hành ổn định của Toong tại Việt Nam đạt khoảng 28 - 30%, tỷ lệ lấp đầy khi đi vào hoạt động ổn định thường trên 80%.
Dù không gọi thêm vốn trong 2 năm qua, nhưng số địa điểm của Toong liên tục tăng theo cấp số nhân nhờ quản lý dòng tiền, đầu tư hiệu quả và mô hình kinh doanh ứng biến linh hoạt. Khách hàng của Toong đến từ nhiều ngành nghề, quy mô từ 1 tới cả vài trăm người (Shopee, VinID).
Việc xảy ra với WeWork và thị trường coworking space không ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh và định hướng lâu dài của Toong. Hiện, Toong có 14 cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Viêng Chăn (Lào) và Phnôm Pênh (Campuchia), với tổng diện tích 15.000 m2.
Chỉ trong mùa hè năm 2019, Toong ra mắt 9 chi nhánh tại 5 thành phố và 3 quốc gia khác nhau. Toong trở thành thương hiệu coworking space Việt Nam đầu tiên tấn công thị trường nước ngoài.
CoGo chọn cách khác. Học hỏi kinh nghiệm từ Wework, CoGo có thiết kế khu vực làm việc riêng rất giống WeWork, nhưng có chỉnh sửa các khu vực chức năng phù hợp hơn theo sự thấu hiểu đặc tính khách hàng Việt Nam. Hiện CoGo có 4 địa điểm đang hoạt động ở Hà Nội và vẫn đang trong quá trình đầu tư, lấp đầy chỗ trống, chưa có lãi.
Sáng lập và điều hành CoGo, ông Trần Xuân Kiên cũng lên kế hoạch gọi vốn để phát triển chuỗi. Tuy nhiên, khi màn IPO của Wework thất bại, các nhà đầu tư chững lại, phần nào ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng của CoGo. “Những gì diễn ra với Wework chỉ là hệ tham chiếu chính cho các quỹ đầu tư. Tôi trông vào mình là chính, nhưng khi các quỹ còn cân nhắc, tôi sẽ mở từ từ”, ông Kiên cho biết.
Thực tế, cú sốc WeWork khiến các nhà đầu tư phố Wall đã không còn nhiều hứng thú trước những màn “thổi giá trị” từ Thung lũng Silicon mà kết quả kinh doanh vẫn là tiêu chí quan trọng nhất.
Nhưng trong rủi có cơ, đây cũng là dịp để giới kinh doanh, start-up nên nhìn nhận những điều căn bản còn thiếu trong việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp thực sự bền vững và thiết thực, mang lại giá trị lớn cho xã hội.
Trước cuộc khủng hoảng, WeWork được đánh giá là một trong những start-up hàng đầu nước Mỹ. Được thành lập năm 2010, WeWork có trụ sở ở TP. New York (Mỹ). Khác với các công ty văn phòng truyền thống, WeWork đi theo mô hình văn phòng chia sẻ.
“Một bài học được rút ra từ vụ WeWork là các nhà đầu tư không thông minh như họ nghĩ”, Slate bình luận. Business Insider thậm chí còn nhận định: “Mô hình kinh doanh của WeWork sai ngay từ đầu. Công ty này còn hoạt động nhờ các nhà đầu tư vẫn đổ tiền vào nó”.
(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.
(VNF) - TS Chu Thanh Tuấn cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách thuế cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Thay vì áp thuế giao dịch cao, nên tập trung vào thuế lợi nhuận vốn hợp lý, miễn VAT, thu thuế doanh nghiệp từ các sàn giao dịch và xây dựng khung pháp lý rõ ràng.
(VNF) - Các sàn giao dịch tiền số nên được yêu cầu báo cáo các giao dịch và sự kiện chịu thuế cho cơ quan thuế, có thể theo thời gian thực hoặc thông qua hồ sơ định kỳ.
(VNF) - Ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta nói: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa...
(VNF) - Theo ông Trương Gia Bình, nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi nguồn nhân lực chất lượng cao.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 13/3, Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan, sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tiền ảo
(VNF) - Theo LS Lê Minh Phiếu, thay vì Nhà nước đứng ra lập sàn, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân triển khai sàn giao dịch “made in Vietnam”, qua đó hình thành hệ sinh thái giao dịch tiền kỹ thuật số trong nước.
(VNF) - Theo công bố mới nhất từ nền tảng đo lường tốc độ Internet i-Speed (Trung tâm Internet Việt nam - VNNIC), VNPT là nhà mạng có tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam trong liên tục các tháng 12/2024 và tháng 1/2025, với tốc độ trung bình cao hơn các nhà mạng khác gần 1,5 lần.
(VNF) - Trong vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất từng được ghi nhận, một số lượng lớn ETH trị giá 1,5 tý USD đã bị đánh cắp khỏi sàn giao dịch ByBit chỉ qua một giao dịch duy nhất vào ngày 21/2.
(VNF) - Bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được kỳ vọng là công cụ quan trọng giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội hợp tác trong nước và quốc tế.
(VNF) - Ngày 27/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký văn bản về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.
(VNF) - Trung tâm dữ liệu quốc gia thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, khai thác... dữ liệu của các cơ quan Nhà nước, nhằm hình thành kho dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
(VNF) - Việc Telio chính thức đóng cửa gần đây, kết hợp với những khoản lỗ ngày càng gia tăng của Tiki và trục trặc trong kế hoạch IPO, đang làm dấy lên những nghi ngờ về chiến lược thương mại điện tử của VNG.
(VNF) - Hội nghị quốc tế về Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn (AISC) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12/3 - 16/3/2025 tại Hà Nội và Đà Nẵng, quy tụ các nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu.
(VNF) - Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất cho TP. HCM và Đà Nẵng quy định chi tiết về tiêu chí, điều kiện lựa chọn và trình tự, thủ tục đăng ký, thẩm định, cấp phép thực hiện thử nghiệm có kiểm soát (sanbox).
(VNF) - Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết sẽ sớm triển khai Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội quy mô hơn 32ha tại quận Long Biên.
(VNF) - Nhờ các công ty như DeepSeek đã tìm ra cách sử dụng chip và áp dụng thuật toán hiệu quả hơn, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách phát triển AI với Mỹ xuống chỉ còn 3 tháng trong một số lĩnh vực, theo nhận định của CEO công ty khởi nghiệp Trung Quốc 01.AI Lee Kai-fu.
(VNF) - Dự án Khu đô thị xanh Dragon City-Park đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chuyển nhượng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến khách hàng của dự án nhiều năm qua gặp khó khăn.