'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Bóng ma” về việc Nga vỡ nợ đã xuất hiện trên các thị trường kể từ khi một loạt các biện pháp trừng phạt và đối phó của Moscow đã gần như loại bỏ nước này ra khỏi thị trường tài chính toàn cầu. Nếu trường hợp này xảy ra, đây sẽ là vụ vỡ nợ lớn đầu tiên kể từ những năm sau cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917.
Trả lời Reuters, nhà kinh tế trưởng Reinhart của World Bank cho biết: “Cả Nga và Belarus, quốc gia ủng hộ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, đều thuộc lằn ranh vỡ nợ. Các cơ quan đánh giá vẫn chưa xếp hạng các quốc gia này vào mức vỡ nợ, nhưng rất có khả năng điều này sẽ xảy ra”.
Trước đó, ngày 8/3, Fitch Rating đã hạ xếp hạng tín dụng của Nga và cảnh báo một vụ vỡ nợ “sắp xảy ra” vì các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại đã làm hạn chế khả năng trả nợ.
Việc hạ cấp từ Fitch tương tự với quyết định của các cơ quan xếp hạng S&P Global và Moody’s, cả hai cơ quan này hiện cho rằng khả năng Nga vỡ nợ cao hơn nhiều so với trước khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ukraine.
Theo Morgan Stanley, một vụ vỡ nợ của Nga, có thể xảy ra vào đầu tháng tới, có thể xóa sổ hàng tỷ USD thu nhập mà các trái chủ nợ khi họ cố gắng thu hồi một số giá trị từ những trái phiếu đột ngột gần như vô giá trị.
Theo báo cáo của Financial Times, Nga đang nợ khoản nợ quốc gia trị giá khoảng 40 tỷ USD bằng đồng EUR và USD, khoảng 20 tỷ USD trong số đó do các chủ đầu tư nước ngoài nắm giữ.
Khoản nợ không quá lớn của Nga không có khả năng gây ra rủi ro hệ thống lớn đối với hệ thống tài chính toàn cầu, nhưng nó sẽ đủ để khiến các nhà đầu tư mất niềm tin và khiến Nga không còn là quốc gia vay nợ đáng tin cậy.
Chỉ vài tuần trước khi Nga tấn công Ukraine, Nga vẫn được coi là một trong những nước an toàn nhất thế giới đối với đầu tư vào nợ có chủ quyền, do tỷ lệ GDP trên nợ thấp và dự trữ ngoại hối lớn của nước này.
Nga có thể vẫn có đủ tiền mặt để trả nợ, nhưng các lệnh trừng phạt gần đây đối với xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga có thể đã đóng lại nguồn thu chính của nước này và làm dòng tiền của nước này bị căng thẳng.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây cấm các ngân hàng Nga tiếp cận thị trường quốc tế và Điện Kremlin áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn đối với công dân của mình đã khiến các thực thể Nga khó chuyển các khoản thanh toán gốc và lãi cho các chủ nợ nước ngoài.
Nói cách khác, dù các doanh nghiệp tại Nga có trả nợ, cũng không chắc các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng Mỹ, có được phép chấp nhận thanh toán hay không.
Xét trên một góc độ khác, việc vỡ nợ có thể xảy ra do không có khả năng hoặc không sẵn sàng thanh toán. Với trường hợp của Nga, có rất nhiều người tin rằng Nga có thể sẽ trì hoãn thanh toán cho các chủ nợ như 1 cách phản ứng với các lệnh trừng phạt, bởi khoảng một nửa số trái phiếu bằng đồng nội tệ của Nga do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các ngân hàng nước ngoài chỉ có hơn 121 tỷ USD đầu tư vào Nga, trong đó phần lớn tập trung vào các nhà cho vay châu Âu.
Khoản thanh toán trái phiếu tiếp theo của Nga trị giá 107 triệu USD cho 2 loại trái phiếu, sẽ đến hạn vào ngày 16/3 tới đây, với thời gian ân hạn 30 ngày.
Xem thêm >> EU nhất trí giáng thêm đòn trừng phạt lên Nga, đồng ruble sụt giá kỷ lục
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.