Xanh hóa và số hóa nông nghiệp: Lợi đủ đường nhưng cần 'cầm tay chỉ việc'

Thành Nhân - Thứ bảy, 15/02/2025 09:02 (GMT+7)

(VNF) - Xanh hóa và số hóa nông nghiệp giúp lợi nhuận gia tăng rõ rệt. Tuy nhiên, nông dân ngại thay đổi nên cần hỗ trợ, tập huấn theo kiểu "cầm tay chỉ việc".

Phát thải thấp, lợi nhuận cao

"Phát triển bền vững diện tích chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đã giúp giảm 50% lượng giống, giảm 30% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trung bình 5 tấn CO2/ha/vụ, đồng thời tăng lợi nhuận hơn 5 triệu đồng/ha/vụ", ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cho biết tại Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thực hiện đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao).

Theo ông Tùng, đề án đã được thí điểm tại TP. Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh. Kết quả so với trồng lúa truyền thống đã giảm 50% lượng giống, giảm 30% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trung bình 5 tấn CO2/ha/vụ, đồng thời tăng lợi nhuận hơn 5 triệu đồng/ha/vụ.

Đánh giá thêm, ông Nông Văn Thạch, giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Ba Đình (tỉnh Bạc Liêu), cho biết hợp tác xã có 651ha với mô hình tôm - lúa và các mô hình kinh tế khác. Trước khi tham gia vào đề án 1 triệu ha, hợp tác xã gặp khó trong việc quản lý sản xuất, ghi chép nhật ký canh tác, chưa tối ưu hóa chi phí và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm của thị trường.

Tham gia đề án, ngoài những lợi ích về quản lý, việc ứng dụng công nghệ số còn giúp hợp tác xã tăng cường kết nối với thị trường. Thông qua nền tảng thương mại điện tử và các giải pháp số, sản phẩm của hợp tác xã tiếp cận được nhiều đối tác hơn, gia tăng giá trị và mở rộng đầu ra.

“Áp dụng các phương pháp canh tác xanh như sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học, giảm thiểu hóa chất và quản lý nước hiệu quả, mô hình lúa - tôm của hợp tác xã vừa đảm bảo năng suất, vừa bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”, ông Thạch nói.

Nêu ra những lợi ích khi ứng dụng chuyển đổi số, ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, cho hay thành phố hiện sử dụng drone trong gieo sạ, bón phân, phun thuốc… đạt 30% diện tích lúa, cuối năm nay phấn đấu lên 50%. Cùng với đó, việc sử dụng thiết bị cảm ứng mực nước khá hiệu quả khi giảm được công lao động và giúp đo đếm để tính ra lượng phát thải khí nhà kính.

Đồng thời, việc số hóa thông tin vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt phần mềm FaceFarm và WACA giúp HTX và nông dân ghi chép nhật ký sản xuất dễ dàng, tiết kiệm thời gian, theo dõi được quá trình sản xuất của các thành viên và công tác tài chính, nhân sự hoạt động của HTX, cải thiện tính minh bạch, tạo niềm tin, uy tín cho sản phẩm…

Yếu tài chính, thiếu nhân lực

Tuy nhiên, ở mặt khó khăn, ông Nguyễn Tấn Nhơn - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ cho rằng nông dân, hợp tác xã khó áp dụng công nghệ mới do khả năng đầu tư, tài chính yếu. Nông dân ngại thay đổi nên cần có hỗ trợ, tập huấn theo kiểu "cầm tay chỉ việc" cho nông dân, cán bộ khuyến nông.

Báo cáo kết quả Dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp của Công ty Sorimachi Việt Nam cũng chỉ ra một số hạn chế từ phía nông dân, hợp tác xã. Theo đó, các địa phương chưa có ngân sách cho việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số của các hợp tác xã; đa phần hợp tác xã quản lý tài chính chưa tốt, yếu hoặc không có nhân sự chuyên về kế toán; ít doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã nâng cao năng lực quản lý tài chính, chuyển đổi số…

Qua đó, Công ty Sorimachi Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT xem xét chỉ đạo ứng dụng các phần mềm vào quản lý Đề án đồng bộ từ trung ương đến địa phương, HTX, nông dân cũng như có công cụ để quản lý vùng trồng, quy trình sản xuất, phân bón, mực nước... Cùng với đó, các tỉnh thành tiếp tục tăng cường năng lực quản trị và quản lý cho HTX thông qua đào tạo các phần mềm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, ứng dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để giảm chi phí, tối ưu thời gian, tăng giá trị, thu nhập và đảm bảo sức khỏe cho bà con rất cần thiết với các HTX tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đề án cũng khuyến khích bà con tăng cường làm dịch vụ nông nghiệp, chuyển lao động chân tay sang ứng dụng công nghệ.

Theo Thứ trưởng, dự kiến năm 2030 cả nước có khoảng 2 triệu nông dân, hơn 1.200 HTX, 210 doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Điều này cho thấy nhu cầu và dư địa rất lớn về đầu tư công nghệ. Bộ kêu gọi và mong muốn các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước có kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực này.

Trong đó, ông Nam cho rằng, cần tập trung vào công nghệ số, công nghệ thông minh; công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp, tưới tiêu, quản lý dịch hại tổng hợp; công nghệ thu hoạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

"Vừa qua Bộ đã làm việc với các bộ ngành trung ương, ngân hàng, thống nhất với Ngân hàng Nhà nước xây dựng các tiêu chí để hỗ trợ về tín dụng cho HTX tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Bộ đang phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT triển khai tại các tỉnh tham gia hỗ trợ", ông Nam nói.

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.
Lãi nghìn tỷ nhưng nợ vay tăng cao: 'Ông lớn' nông nghiệp lên tiếng

Lãi nghìn tỷ nhưng nợ vay tăng cao: 'Ông lớn' nông nghiệp lên tiếng

(VNF) - Theo đại diện Tập đoàn PAN, sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là chiến lược lành mạnh và có kiểm soát.

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

Nông nghiệp, điện sạch, vật liệu xây dựng được ưu tiên vay vốn xanh

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, 4 lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Vật liệu xây dựng sẽ được tiếp cận, vay vốn ưu đãi xanh của các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư và hợp tác với các đơn vị có chức năng phát hành trái phiếu xanh.

Ý kiến ( )
Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng

Sắp áp hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho DN nhiệt điện, thép, xi măng

(VNF) - Theo dự thảo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, giai đoạn 2025-2026 dự kiến có 150 cơ sở thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Hải Phòng:  Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng đơn thuần

Hải Phòng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng đơn thuần

(VNF) - Trước những thách thức ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia và từng địa phương. Với vị thế là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc, thành phố Hải Phòng xác định rõ định hướng phát triển xanh, bền vững, kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng đơn thuần.

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

Thị trường carbon: Cuộc chơi khó nhưng không thể từ chối

(VNF) - Thị trường carbon giữ vai trò cốt lõi trong hành trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, tận dụng cơ hội tài chính từ tín chỉ carbon và thu hút dòng vốn đầu tư xanh, doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Amazon bán tín chỉ carbon cho khách hàng doanh nghiệp

Amazon bán tín chỉ carbon cho khách hàng doanh nghiệp

(VNF) - Amazon bắt đầu bán tín chỉ carbon cho nhà cung cấp, khách hàng doanh nghiệp và các công ty khác, nhằm giúp họ bù đắp lượng khí thải carbon.

Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng

Hơn 12.000 vụ vi phạm môi trường, bị xử phạt 383 tỷ đồng

(VNF) - Kể từ khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có hiệu lực thi hành đến tháng 10/2024, các cơ quan, người có thẩm quyền đã xử phạt 12.045 vụ việc vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 383,5 tỷ đồng.

Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?

Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?

(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

'Xanh hóa' bao bì: Chi phí lớn, công nghệ mới cần nhân lực trình độ cao

'Xanh hóa' bao bì: Chi phí lớn, công nghệ mới cần nhân lực trình độ cao

(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.

Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh

Hàng trăm DN tiết lộ sẽ đưa chỉ tiêu môi trường và xã hội vào kế hoạch kinh doanh

(VNF) - Trong số 562 doanh nghiệp HVNCLC 2025, có hơn 1/3 doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên chỉ tiêu môi trường và xã hội.

Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện

Tới 2030, Việt Nam tiêu thụ khoảng 7 triệu xe điện

(VNF) - Theo World Bank (WB), tổng cộng nhu cầu thị trường xe điện lên đến trên 7 triệu trong giai đoạn 2024 - 2030 và 71 triệu trong giai đoạn 2031-2050.