Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Vụ việc thời gian gần đây có khá nhiều chủ xe sử dụng dòng xe sang Mercedes-Benz GLC gặp hiện tượng dầu trong bộ vi sai cầu trước đổi màu do nghi bị nước vào gây hoang mang cho hàng ngàn người sử dụng.
Trước hiện tượng “bất thường” trên, phía hãng Mercedes tại Việt Nam khuyến nghị lắp thêm "van thông hơi nối dài bằng phụ tùng chính hãng ở một mức giá hợp lý". Tuy nhiên, thay cho việc trả lời bằng văn bản, hay phát ngôn chính thức của người có trách nhiệm tại hãng Mercedes-Benz Việt Nam. Khách hàng và dư luận đến ngày 22/8/2018 vẫn chỉ nhận được thông tin từ mạng xã hội.
Trao đổi với PV VietnamFinance.vn, ông Nguyễn Tô An – Trưởng Phòng chất lượng xe cơ giới (VAQ) – Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: “Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thiết kế của xe không cho phép đi vào vùng ngập nước quá 300 mm. Nhiều khi khách hàng không “để ý” cứ tiếp tục sử dụng tiếp khiến nước tràn vào cầu và làm hư hỏng cầu. Sau một thời gian sử dụng đến lúc bị hư hỏng mới phát hiện ra, sau đó đem vào đại lý kiểm tra thì mới biết là do nước tràn vào”. Tuy nhiên, như VietnamFinance.vn đã thông tin, đến nay chưa có bất kỳ ai, hay cơ quan chức năng nào kết luận chính thức về nguyên nhân hỏng cầu trước của xe Mercedes GLC là do nước vào.
Liên quan tới việc hãng khuyến nghị lắp thêm van thông hơi nối dài bằng mức giá hợp lý do phía Mercedes-Benz Việt Nam đưa ra, về vấn đề này ông An cho biết, đây là một option thiết kế lắp thêm phục vụ cho dòng xe off-road để đi qua vùng nước sâu để nước không thể tràn vào. Và khách hàng nào có nhu cầu đăng ký lắp thì phải trả tiền.
PV đặt tiếp câu hỏi “việc nối thêm ống van thông hơi dài có qua kiểm duyệt từ Cục hay không”, ông An cho biết đây là một option của xe off-road và khẳng định không ảnh hưởng tới an toàn hay chất lượng của xe.
Ông An lý giải, thời gian gần đây Việt Nam mưa quá nhiều, nhiều tuyến đường bị ngập nước nên mới xảy ra hiện tượng này, còn mấy năm trước mưa không lớn nên không xảy ra hiện tượng này.
“Sách hướng dẫn sử dụng xe của hãng có khuyến cáo khách hàng không được đi vào vùng nước sâu quá 300 mm, thì khách hàng tránh và không đi vào chỗ vùng nước sâu đó thì sẽ không xảy ra hiện tượng này. Do đó, những lỗi như thế này không thể đi bắt lỗi của nhà sản xuất được”, ông An nói.
Về việc xe sang Mercedes GLC đi đăng kiểm lần đầu, nhà sản xuất có đề xập đến việc sẽ lắp thêm option cho xe nếu xảy ra trường hợp hy hữu nào đó trong quá trình sử dụng thì có được phép hay không?, ông Nguyễn Tô An cho biết, đây là thiếu option và nhà sản xuất không cần hướng dẫn trong việc này.
>>> Quảng cáo xe GLC 'lội nước', Mercedes-Benz Việt Nam có phạm luật?
Như VietnamFinance.vn đã đưa tin trước đó, thời gian gần đây có khá nhiều khách hàng phản ánh hiện tượng nước lọt vào cầu trước làm hỏng bộ vi sai, vốn là hiện tượng ít gặp với những xe gầm cao được quảng bá là “lội nước vô tư” như Mercedes GLC.
Sau đó, có khá nhiều chủ xe phản ánh đã phát hiện tiếng kêu lạ ở trục cầu trước và khi mang xe đến đại lí chính thức của Mercedes-Benz Việt Nam để kiểm tra thì được thông báo là bộ vi-sai cầu trước đã hỏng, với chi phí khắc phục lên tới hơn 160 triệu đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng này được lý giải là do nước tràn vào van thông hơi cầu trước làm hư hỏng vi-sai do dầu cầu (dầu bôi trơn) không còn chức năng bôi trơn. Khi gặp phải sự cố này, khách hàng phải trả tiền để thay thế hệ thống vi-sai cầu trước (với giá khoảng 160 triệu đồng, chưa kể các phụ tùng và vật tư liên quan khác) và hoàn toàn không được bảo hành vì hãng cùng đại lý giải thích đây là lỗi của khách hàng.
Còn một số trường hợp khác may mắn hơn thì phát hiện có nước trong dầu cầu trước nhưng ở mức độ nhẹ nên chỉ việc xúc rửa và thay dầu cầu (khoảng 1L, loại 75W-85).
Các luật sư cho rằng, ngay cả trước hợp hãng Mercedes-Benz Việt Nam khuyến nghị "van thông hơi nối dài bằng phụ tùng chính hãng ở một mức giá hợp lý" cũng chưa hợp lý bởi chưa kết luận rõ nguyên nhân và có dấu hiệu qua mặt Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Các luật sư cho rằng, việc lắp thêm phụ kiện cho xe sẽ để lại nhiều hệ lụy
Về vấn đề này, trao đổi với VietnamFinance, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội) đặt câu hỏi: “Việc lắp thêm bộ phận phụ kiện này có đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng hay không và liệu chắc chắn là có khắc phục được triệt để hiện tượng này không. Đồng thời có đảm bảo về an toàn và yếu tố thẩm mỹ hay không. Có rất nhiều vấn đề cần phải “đem ra mổ xẻ” chứ không phải cứ lắp vào là xong”.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Huy An (Trưởng văn phòng Luật sư Huy An) cho biết: “Việc khuyến nghị lắp thêm van thông hơi ống dài thì lỗi này thuộc về ai? Tại sao lại phải lắp thêm phụ kiện này? Lắp thêm phụ kiện này có ảnh hưởng đến an toàn của xe hay không?”.
“Nếu trong trường hợp việc lắp thêm phụ kiện này mà xảy ra cháy nổ, hỏng hóc thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Còn nếu trong trường hợp khách hàng không lắp thì sao, mà lắp thêm phụ kiện này thì sao. Ai sẽ là người đứng ra đảm bảo chất lượng?”, luật sư An đặt câu hỏi.
Liên quan tới trường hợp việc người tiêu dùng và phía nhà sản xuất đỗ lỗi cho nhau. Cụ thể, có nhiều khách hàng khẳng định chưa từng lội nước và mới chỉ rửa 2 đến 3 lần nhưng cũng bị lọt nước vào cầu trước. Còn phía hãng lại cho rằng khách hàng đã cho xe chạy qua vùng nước ngập sâu hơn 30 cm nên mới dẫn tới tình trạng trên.
Nhìn nhận về vấn đề này, luật sư Nguyễn Huy An cho biết, trong trường hợp này, khách hàng có quyền khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi chính đáng của mình. Luật sư An phân tích, nếu trong quá trình vận hành mà người sử dụng vận hành đúng theo quy định nhưng vẫn phát sinh ra lỗi đó thì đó là lỗi thuộc về nhà sản xuất, chứ không phải là lỗi của người sử dụng.
“Trong trường hợp này, nếu xe vẫn trong thời gian bảo hành, bảo dưỡng thì trách nhiệm của nhà sản xuất ở đây phải tiến hành thay thế hoặc sửa chữa cho người tiêu dùng”, luật sư An nêu quan điểm.
Trong khi đó, luật sư Trương Anh Tú cho rằng, cần có một cơ quan chức năng trung gian thứ 3 đứng ra kiểm tra, kiểm định bằng các bằng chứng khoa học cụ thể.
Như VietnamFinance.vn đã đưa tin trước đó, thời gian gần đây có khá nhiều khách hàng phản ánh hiện tượng nước lọt vào cầu trước làm hỏng bộ vi sai, vốn là hiện tượng ít gặp với những xe gầm cao được quảng bá là “lội nước vô tư” như Mercedes GLC.
Sau đó, có khá nhiều chủ xe phản ánh đã phát hiện tiếng kêu lạ ở trục cầu trước; và khi mang xe đến đại lí chính thức của Mercedes-Benz Việt Nam để kiểm tra thì được thông báo là bộ vi-sai cầu trước đã hỏng, với chi phí khắc phục lên tới hơn 220 triệu đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng này được lý giải là do nước tràn vào van thông hơi cầu trước làm hư hỏng vi-sai cầu trước do dầu cầu (dầu bôi trơn) không còn chức năng bôi trơn. Khi gặp phải sự cố này, khách hàng phải trả tiền để thay thế hệ thống vi-sai cầu trước (với giá khoảng 160 triệu đồng, chưa kể các phụ tùng và vật tư liên quan khác) và hoàn toàn không được bảo hành vì là lỗi của khách hàng.
Còn một số trường hợp khác may mắn hơn thì phát hiện có nước trong dầu cầu trước nhưng ở mức độ nhẹ nên chỉ việc xúc rửa và thay dầu cầu (khoảng 1L, loại 75W-85).
Việc hãng lắp thêm ống van thông hơi cho xe Mercedes GLC đã vi phạm làm sai thiết kế ban đầu và trong trường hợp này, sản phẩm phải được đánh giá và cấp phép lại. Cụ thể, trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam ở đây là cần phải kiểm tra lại các mẫu xe lắp thêm ống van thông hơi dài này vì xe đã bị làm sai lệch thiết kế so với đăng kiểm ban đầu. Luật sư Bùi Đình Ứng - Đoàn Luật sư Hà Nội |
Những xe mang vào xưởng có hiện tượng nước lọt cầu trước đa số chủ xe cho biết xe không có đi vào vùng ngập nước mà chỉ rửa xe xịt gầm. Theo phỏng đoán ban đầu thì nguyên nhân có khả năng là trong lúc rửa xe xịt gầm thì nước “thấm” vào cầu. Do đó, sau khi thay dầu thì cũng có khuyến cáo khách hàng là trong lúc đi rửa xe cần rón rén chút xíu. Một nhân viên đại lý của hãng Mercedes-Benz Việt Nam chia sẻ |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.