Xét xử vụ thất thoát tại VEAM: Nguyên Tổng giám đốc VEAM không thừa nhận sai phạm
Kim Anh -
18/05/2022 21:28 (GMT+7)
Chiều 18/5, phiên tòa xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án thất thoát tài sản xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (viết tắt là VEAM) chuyển sang phần xét hỏi.
Quang cảnh phiên toà
Khai tại tòa, bị cáo Trần Ngọc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng Giám đốc VEAM) không thừa nhận hành vi vi phạm, phủ nhận đã gây thất thoát hơn 200 tỷ đồng như cáo buộc của Viện Kiểm sát.
Là người đầu tiên trả lời Hội đồng xét xử, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM Trần Ngọc Hà đã phủ nhận mọi cáo buộc của Viện Kiểm sát xung quanh 3 nội dung sai phạm trong thời gian đương nhiệm.
Cụ thể, năm 2013, hai bị cáo là cấp dưới của bị cáo Hà tại VEAM, gồm Tổng Giám đốc Lâm Chí Quang, Kế toán trưởng Vũ Từ Công bảo lãnh cho công ty con của VEAM là Vetranco vay trái quy định. Vetranco đã dùng tiền được VEAM bảo lãnh vay đi làm ăn với các doanh nghiệp đã dừng hoạt động không còn tài sản gì, không có khả năng trả nợ, khiến VEAM bị các ngân hàng cưỡng thu và phải trả nợ thay Vetranco hơn 75 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Hà "biết và tạo điều kiện" cho hai cấp dưới bảo lãnh vay trái quy định. Song tại tòa, bị cáo Hà nhiều lần phủ nhận trách nhiệm, cho rằng mình "không có trách nhiệm phải biết và thực tế không có điều kiện để biết" về sai phạm của cấp dưới.
Bị cáo Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) tại tòa.
Bị cáo Hà cho rằng việc bảo lãnh vay thuộc thẩm quyền của bị cáo Lâm Chí Quang. Nếu khoản bảo lãnh không quá 20% vốn điều lệ của VEAM, bị cáo Quang có thể tự quyết định mà không cần thông qua bị cáo Hà hay phải xin phép Hội đồng thành viên.
Theo cáo trạng, năm 2016, dự án “Đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung” của VEAM đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và chưa được Bộ Công Thương xem xét, quyết định đầu tư nhưng Trần Ngọc Hà vẫn thực hiện việc ký kết Hợp đồng cung cấp li-xăng (quyền sở hữu công nghiệp với một loại tài sản trí tuệ) với Công ty ISEKI (Nhật Bản) và thanh toán 2.500.000 USD nhưng sau đó không có căn cứ thu hồi, gây thiệt hại cho VEAM số tiền hơn 56,5 tỷ đồng.
Với sai phạm này, bị cáo Hà tiếp tục phủ nhận sai phạm, cho rằng dự án đã được Hội đồng quản trị VEAM đã biểu quyết thông qua tại cuộc họp ngày 23/4/2017, với tỷ lệ đồng ý 100%.
Theo quy định, sau khi biểu quyết thông qua, Chủ tịch Hội đồng thành viên khi đó là ông Bùi Quang Chuyện phải ký quyết định thông qua. Nhưng ông Chuyện không ký. Bị cáo Hà cho rằng, nếu ông Chuyện ký quyết định thông qua và dự án không bị Bộ Công Thương đột ngột quyết định dừng vào tháng 11/2018, nó đã đi vào hoạt động và sinh lợi lớn cho đất nước.
Khi chủ tọa phiên tòa Trần Nam Hà truy hỏi về việc dự án này có cần được Bộ Công Thương cho phép mới được thực hiện, bị cáo Hà cho biết bị cáo thấy có nơi thì bảo thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, có văn bản bảo nói phải xin ý kiến của Bộ chủ quản.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa phiên tòa về việc tất cả các quy định đã thực hiện đúng mà đến giờ không thực hiện được và bị thất thoát hơn 56 tỷ đồng thì có sai phạm không? Bị cáo Hà cho rằng: "Không thấy có sai phạm cũng không lãng phí thất thoát gì".
Theo bị cáo Hà, khi VEAM thanh toán 56 tỷ đồng, đối tác Nhật Bản đã bàn giao các li xăng. Li xăng sau đó đã được các bộ phận nghiên cứu phát triển của VEAM mang về nghiên cứu. Do vậy, bị cáo Hà "không thấy sai phạm gì".
Tương tự, tại chương trình hợp tác với Công ty T-King (Trung Quốc), Viện Kiểm sát xác định bị cáo Trần Ngọc Hà thực hiện kế hoạch đầu tư mà không có Nghị quyết của Hội đồng thành viên và không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được VEAM phê duyệt.
Bị cáo Hà sau đó chuyển tạm ứng 400.000 USD (tương đương gần 10 tỷ đồng) cho đối tác, song kế hoạch không thực hiện được và không thu hồi được tiền. Khoản tiền này đã được Viện Kiểm sát xác định là thiệt hại trong vụ án.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 3/2025 đã chính thức phát hành. Với 100 trang nội dung chất lượng, ấn phẩm phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, là nguồn thông tin hữu ích dành cho doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia và đông đảo bạn đọc kinh tế.
(VNF) - Tổng Bí thư yêu cầu phải thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ... trong đó phải tiến lên vũ trụ, tiến vào lòng đất, lòng biển, đáy biển.
(VNF) - Đồng ý về chủ trương xây dựng khu thương mại tự do tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh khẩn trương xây dựng đề án cụ thể để trình cấp có thẩm quyền.
(VNF) - Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Từ số vốn điều lệ 1,6 tỷ đồng khi thành lập, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Ninh đã thực hiện nhiều lần đăng ký thay đổi thành lập doanh nghiệp, nâng vốn điều lệ… khống của công ty từ 1,6 tỷ đồng lên 699 tỷ đồng.
(VNF) - Theo Đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực đã chính thức vừa được Bộ Kế hoạch và đầu tư trình lên Chính phủ, TP. HCM và Đà Nẵng đã được chọn là nơi triển khai, trong đó TP. HCM đã hội đủ nhiều điều kiện quan trọng theo tiêu chuẩn quốc tế. ĐTTC xin điểm lại một số nội dung chính trong đề án.
(VNF) - Theo giới phân tích, mặc dù dòng vốn FDI sẽ chậm lại trong ngắn hạn nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhờ chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và xu hướng luân chuyển dòng tiền bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
(VNF) - Phó Thủ tướng so sánh việc "tháo chốt", khơi thông các điểm nghẽn để khu vực kinh tế tư nhân bung ra cũng giống như gạch đá lâu nay đang cản trở dòng nước sẽ được nhấc ra để dòng nước chảy "ào ào".
(VNF) - Ông Nate Franklin, nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE), Mỹ khẳng định tập đoàn PE đang thúc đẩy việc khảo sát, xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam nhằm giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới.
(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn cho biết tháng 4, cấp có thẩm quyền và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp liên tục để điều chỉnh địa giới cấp xã theo hướng giảm khoảng 60-70% tổng số xã hiện có.
Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính.
(VNF) - Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, tên gọi của xã, lộ trình thế nào thì vào ngày 14/3 Bộ Chính trị sẽ quyết và dự kiến trước tháng 7 phải hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và có cơ chế, mạnh dạn đặt hàng, giao một số việc lớn cho các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân.
(VNF) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị và thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 178, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung để làm rõ các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi điều chỉnh.
(VNF) - Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) cho rằng, một vấn đề cần giải quyết, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của nhiều sở, ngành, có khi lên đến hơn mười đơn vị rồi phải chờ đợi phản hồi. Sau đó, hồ sơ tiếp tục được trình lên UBND, tiếp tục phải lấy thêm ý kiến từ nhiều đơn vị khác. Mỗi khâu xử lý mất khoảng một tuần, thậm chí từ 10 đến 15 ngày, khiến quy trình trở nên rườm rà và kéo dài.
(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung, tinh gọn bộ máy, cải cách thể chế chính là "đột phá của đột phá". Để đạt được tăng trưởng 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu hai con số trong giai đoạn tới, Việt Nam cần một bộ máy vận hành hiệu quả, tinh giản luật pháp và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
(VNF) - Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nỗ lực về đích dù gặp khó. Nhà thầu CC1 cam kết đẩy nhanh tiến độ sau khi tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch bãi thải.
(VNF) - Đầu tháng 3/2024, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP (UPCoM: CC1) cùng liên danh CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) và CTCP FECON (HoSE: FCN) đã khởi công “Gói thầu 11.5: Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình nhà để xe - Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – Giai đoạn 1”.
(VNF) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành chức năng và các địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc của 4 dự án cao tốc, tinh thần là vướng ở đâu thì phải kịp thời giải quyết, tháo gỡ ở đó.
(VNF) - Nhân chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 11-13/3/2025, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, với trọng tâm là tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững và kết nối kỹ thuật số.
(VNF) - Đầu tư Tài chính trân trọng trích giới thiệu góc nhìn của PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về triển vọng kinh tế thế giới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và những biến chuyển, tác động đến kinh tế Việt Nam.
(VNF) - Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ - nhà ở cao cấp (Lavida Green) có mức đầu tư hơn 2.110 tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án là 45.640,7m2 do Công ty TNHH SUFAT Việt Nam làm chủ đầu tư.