'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dự án xơ sợi polyester Đình Vũ dù được vận hành trở lại vẫn không thoát khỏi cảnh thua lỗ triền miên.
Theo báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương của Chính phủ, dự án xơ sợi polyester Đình Vũ vẫn đang ngập trong nợ nần, thua lỗ.
Từng được coi là dự án cung ứng nguồn xơ sợi phục vụ ngành dệt may, nhưng dự án này đã để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc kéo dài nhiều năm nay mà chưa có phương án xử lý hữu hiệu.
Dự án đi vào vận hành thương mại từ tháng 5/2014, nhưng liên tục bị thua lỗ do chi phí sản xuất tăng cao hơn giá bán sản phẩm (giá bán không đủ bù chi phí biến phí); đến ngày 17/9/2015 đã phải dừng sản xuất.
Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 325 triệu USD, sau đó điều chỉnh lên thành hơn 359 triệu USD. Dự án ra đời cuối năm 2008, trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh, nhưng nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc.
Sau gần 31 tháng dừng sản xuất, ngày 20/4/2018, nhà máy đã khởi động vận hành lại 3 dây chuyền DTY của phân xưởng sợi Filament và nâng lên 6 dây chuyền từ ngày 1/11/2018, sau đó tăng lên 10 dây chuyền.
Từ ngày 8/5/2019, PVTEX đưa thêm 2 dây chuyền DTY vào hoạt động, nâng tổng số dây chuyền hoạt động lên 12 dây chuyền.
Hiện nay, theo yêu cầu của đối tác, nhà máy tạm thời giảm xuống 7 dây chuyền. Kết quả vận hành ban đầu cho thấy, máy móc hoạt động ổn định, chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng. Tổng lượng sản phẩm nhà máy sản xuất ra từ ngày 20/4/2018 đến ngày 31/8/2019 là 6.917 tấn sợi DTY, trong đó lượng sản phẩm gia công cho AST là 5.409 tấn sợi DTY.
Đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu của công ty âm 3.103 tỷ đồng, tổng tài sản chỉ có 4.798 tỷ đồng, nhưng tổng nợ phải trả là 7.901,67 tỷ đồng, lỗ lũy kế 5.356 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm, nợ phải trả trong 1 năm qua của dự án này đã tăng hơn 200 tỷ đồng. Cụ thể, so với báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018 của PVN, tổng tài sản tính đến thời điểm 31/12/2018 của dự án là 5.236 tỷ đồng, nợ phải trả là 7.726 tỷ đồng.
Theo đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án 1468) của Chính phủ, có 3 phương án xử lý với dự án nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ.
Một là, khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn.
Hai là, chuyển nhượng công ty.
Ba là, cho phá sản theo luật định.
Thời gian vừa qua, dự án đang thực hiện theo phương án 1, tức là khởi động, vận hành lại sau một thời gian dài dừng hoạt động. Theo đó, nhà máy đã khởi động vận hành lại 10 dây chuyền DTY và tiến tới vận hành lại toàn bộ các dây chuyền sản xuất DTY trong năm 2020 trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Shinkong của Đài Loan (SSFC) về gia công sợi DTY, trong đó bao gồm kế hoạch nghiên cứu hợp tác toàn bộ nhà máy.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, cùng với nhiều dự án trong danh sách 12 dự án yếu kém, sau hơn 2 năm thực hiện đề án 1468, dù dự án xơ sợi đã có những chuyển biến nhất định, nhưng cơ bản khó khăn vẫn là chủ đạo, xoay quanh câu chuyện khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay…
Trao đổi với phóng viên, đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn cho rằng, dự án nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ rất khó hoạt động hiệu quả do đã âm vốn chủ sở hữu, sản phẩm không dễ cạnh tranh trên thị trường do thực tế giá của nhiều mặt hàng sợi nhập khẩu đang rất cạnh tranh.
Với những khó khăn của dự án này, hướng xử lý trong giai đoạn tới mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chủ động quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu, thoái vốn khỏi VNPOLY phù hợp với nội dung đề án 1468 và quy định của pháp luật. Đối với khoản bảo lãnh của PVN, yêu cầu PVN thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết đã ký; đồng thời các phương án hợp tác kinh doanh của nhà máy phải được thông báo cho các ngân hàng hợp vốn và được ngân hàng hợp vốn chấp thuận.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính chủ trì xem xét các kiến nghị của VNPOLY về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp; xem xét, cho phép khoanh khấu hao tài sản cố định tối thiểu trong vòng 5 năm đầu khi đưa nhà máy đi vào vận hành lại trên cơ sở đề xuất phương án cụ thể của VNPOLY về khoanh khấu hao tài sản cố định, cũng như có biện pháp chống bán phá giá các sản phẩm xơ sợi, điều tra hành vi trốn thuế, gian lận thương mại của các nhà nhập khẩu trong nước và các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng sản xuất trong nước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.