Ý đón khách Hội nghị thượng đỉnh G7, Đức khai mạc EURO 2024
(VNF) - Cháy rừng thiêu rụi vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới Pantanal của Brazil, lãnh đạo các quốc gia G7 gặp mặt tại Ý, khai mạc EURO 2024 tại Đức và tin tức Fed giữ nguyên lãi suất cho vay là những sự kiện đáng chú ý đã diễn ra trong tuần qua.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Ý
Ngày 13/6, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã khai mạc tại miền nam nước Ý.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay chào đón nhiều đại biểu, khách mời hơn trước, với sự tham dự của lãnh đạo các nước quen thuộc như Canada, Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Đức, Nhật Bản.
Lãnh đạo nhiều nước khác cũng có mặt tại hội nghị, gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ngoài ra, danh sách khách mời còn có một số lãnh đạo châu Phi, gồm Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune, Tổng thống Kenya William Ruto và Tổng thống Tunisia Kais Saied.
Đại diện các tổ chức khu vực, quốc tế như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Phi và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng góp mặt.
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 và có bài phát biểu vào ngày 14/6 về những hứa hẹn và rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) đem lại, đồng thời kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay trên thế giới.
Kéo dài đến ngày 15/6, chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm 6 phiên họp về các vấn đề như: phát triển châu Phi và biến đổi khí hậu, tình hình ở khu vực Trung Đông, xung đột ở Ukraine, di cư, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và một phiên họp đặc biệt tập trung vào trí tuệ nhân tạo và năng lượng.
Một trọng tâm của Hội nghị lần này là việc xử lý tài sản Nga bị đóng băng ở phương Tây, trị giá ước tính khoảng 300 tỷ USD để viện trợ cho Ukraine, bên cạnh đó là việc ủng hộ đàm phán hòa bình giữa Israel - Hamas và nỗ lực tái thiết hậu xung đột ở Dải Gaza.
EU áp thêm thuế với xe điện Trung Quốc
Ngày 12/6, Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết sẽ áp đặt mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc từ đầu tháng 7.
Cụ thể, EC cho biết họ sẽ áp dụng thêm 21% đối với các công ty được coi là đã hợp tác với cuộc điều tra và 38,1% đối với những công ty mà họ cho là không hợp tác. Mức thuế chỉ định cao hơn dự đoán trước đó của các nhà phân tích là từ 10% đến 25%.
Theo đó, EU sẽ áp thuế từ 17,4% lên xe của BYD, 20% đối với xe của Geely, và 38,1% cho xe nhập của SAIC ngoài mức thuế 10% hiện tại.
Trước động thái từ EC, Bộ thương mại Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm khẳng định cuộc điều tra của EU là một "trường hợp điển hình của chủ nghĩa bảo hộ" và thuế quan sẽ gây tổn hại cho hợp tác kinh tế Trung Quốc-EU cũng như sự ổn định của chuỗi cung ứng và sản xuất ô tô toàn cầu.
Fed giữ nguyên lãi suất
Sau cuộc họp thường kỳ kéo dài 2 ngày, ngày 12/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở biên độ 5,25 - 5,5%, cao nhất trong 23 năm.
Với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức bền vững trong dài hạn, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách hài lòng với việc giữ nguyên lãi suất cho đến khi nền kinh tế "gửi" tín hiệu rõ ràng rằng cần phải có sự thay đổi.
Với quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp mới nhất, ngân hàng trung ương Mỹ đã phát tín hiệu rằng chỉ có một đợt cắt giảm lãi suất có khả năng được thực hiện trong giai đoạn cuối năm 2024, với mức cắt giảm khiêm tốn 0,25%.
Các nhà đầu tư vào các hợp đồng gắn liền với lãi suất chuẩn của Fed phần lớn giữ nguyên đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ thông qua việc cắt giảm 25% điểm trong tháng 9 hoặc tháng 12.
Trong giai đoạn đến năm 2025, dự kiến có tổng cộng 5 lần cắt giảm, tương đương 1,25%, đã giảm 1 lần so với dự báo 6 lần cắt giảm được đưa ra hồi tháng 3. Nếu các dự báo được giữ nguyên, lãi suất quỹ liên bang chuẩn sẽ giảm xuống còn mức 4,1% vào cuối năm tới.
Khai mạc EURO 2024
Ngày 15/6, Giải vô địch châu Âu (EURO 2024), giải đấu bóng đá được tổ chức 4 năm một lần, đã chính thức mở màn bằng trận đấu giữa đội chủ nhà Đức và Scotland tại sân vận động Allianz Arena.
Với 24 đội thi đấu, UEFA EURO 2024 sẽ có tổng cộng 51 trận đấu mà người hâm mộ có thể tham dự.
Giải đấu dự kiến diễn ra từ ngày 14/6 – 14/7. Vòng bảng kéo dài đến ngày 26/6, vòng loại trực tiếp bắt đầu vào ngày 29/6.
Với tư cách chủ nhà, Đức được xếp vào bảng A và chiếm vị trí A1. Đức đã gặp Scotland, tại Sân vận động Munich Football Arena (Allianz Arena) và giành chiến thắng 5-1 ngay trong trận mở màn.
Người hâm mộ không trực tiếp tham dự giải đấu có thể theo dõi EURO 2024 trên FOX và FOX Sports 1. FOX sẽ là đơn vị đưa tin và bình luận cả hai giải đấu EURO 2024 và Copa America 2024.
Tại Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã công bố về bản quyền và kế hoạch phát sóng giải đấu. Các kênh phát sóng gồm VTV 2, VTV 3, VTV5 và VTV Cần Thơ.
Ngoài ra, nhiều nhà đài trong nước, dịch vụ trả phí, app OTT cũng cung cấp đầy đủ 51 trận đấu thuộc Vòng chung kết EURO 2024. Trong đó, HTV và Truyền hình Vĩnh Long là hai nhà đài phát sóng miễn phí nội dung nói trên ở các kênh sóng phụ trách. Họ cũng phân phối trực tuyến trên Internet qua các giải pháp web/app HTVC và THVLi.
TV360 là đơn vị nắm giữ bản quyền chính thức của giải đấu tại Việt Nam, sẽ phát sóng miễn phí toàn bộ diễn biến của sự kiện này. Trong khi đó, người dùng K+ vẫn phải đăng ký gói dịch vụ để xem EURO 2024.
Cháy rừng thiêu rụi vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới
Pantanal của Brazil, vùng đất ngập nước nhiệt đới lớn nhất thế giới, đang bốc cháy, với các vụ cháy vào tháng 6 phá vỡ kỷ lục lịch sử của tháng đó.
Trong khi nhìn từ trên cao vùng đất ngập nước cho thấy khói bốc lên và màu cam sáng của những đám cháy đang cháy, thì khi nhìn kỹ hơn vào thảm thực vật bị cháy, người ta đã tìm thấy những bộ xương cháy đen của động vật hoang dã, bao gồm cá sấu, khỉ và rắn.
Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) đã phát hiện 733 vụ cháy ở quần xã Pantanal trong tháng này, với kỷ lục trước đó về số vụ cháy ở Pantanal trong tháng 6 là 435 vụ được ghi nhận vào năm 2005.
Theo Cơ quan Khí tượng Quốc gia Brazil, bang Mato Grosso do Sul, bao gồm 60% diện tích Pantanal của Brazil, đang được cảnh báo “nguy hiểm” về một đợt nắng nóng dự kiến sẽ tấn công với nhiệt độ cao hơn trung bình 5°C trong 3 đến 5 ngày tới. Viện (INMET).
Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) tại Brazil đã cảnh báo rằng toàn bộ năm 2024 có thể trở thành năm tồi tệ nhất từng được ghi nhận đối với Pantanal vì mùa khô mới chỉ bắt đầu và số vụ cháy năm nay đã tăng 898% so với cùng kỳ năm 2023, theo dữ liệu của INPE.
Cynthia Santos, nhà phân tích bảo tồn của WWF Brazil, cho biết: “Cần phải hành động nhanh chóng để tăng cường lực lượng cứu hỏa và dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương để tránh thảm họa”.
Nghịch lý EURO 2024: Người Đức thờ ơ, dân Singapore 'không cần ngủ'
- Đức bất ngờ 'quay xe', lệnh trừng phạt khí đốt Nga đổ vỡ vào phút chót 16/06/2024 08:00
- Lỗ hổng lớn trong các lệnh trừng phạt của Mỹ lên ‘đế chế năng lượng’ Nga 14/06/2024 04:41
- Tỷ phú Elon Musk được chấp thuận gói trả lương 'khủng' 56 tỷ USD 14/06/2024 11:32
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.