Đối diện nguy cơ thiếu điện lớn, miền Bắc sẽ phải nhận điện từ miền Nam

Xuân Hải - 28/08/2019 11:05 (GMT+7)

(VNF) - Kết quả cân đối cung cầu điện trong giai đoạn 2026 – 2030 cho thấy trong giai đoạn này miền Bắc sẽ có xu hướng không tự cân đối được cung cầu điện và phải nhận điện từ khu vực miền Trung thông qua lưới điện truyền tải liên miền Trung – Bắc.

VNF
Ảnh minh họa

Ngóng tiến độ các dự án nhiệt điện

Như đã thông tin tại bài viết “Thiếu điện nghiêm trọng 2020 – 2023: Đề xuất quy hoạch thêm 6.000MW điện mặt trời, 12.000MW điện gió”, giai đoạn 2020 – 2025, Việt Nam đối diện nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng.

Trong trường hợp năm nước khô hạn 75%, thiếu hụt điện năng sẽ xảy ra ở tất cả các năm, từ 2019 – 2025. Giai đoạn thiếu hụt nghiêm trọng nhất tập trung ở các năm 2020 – 2023, với sản lượng thiếu hụt từ 1,5 tỷ kWh  - 5 tỷ kWh. Các năm còn lại thiếu từ 100 triệu kWh – 500 triệu kWh.

Giai đoạn 2026 – 2030 sẽ tiếp tục tình trạng thiếu điện, nếu các dự án nguồn điện giai đoạn 2019 – 2025 không thể đưa vào vận hành. Theo thống kê, có 41 nhà máy trong giai đoạn này có sự thay đổi thời điểm vận hành so với tiến độ tại Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.

Cụ thể, ở miền Bắc có các dự án nhiệt điện: Na Dương 2 (chậm 3 năm, lùi đến 2022), Cẩm Phả 3 (không cân đối), Thái Bình 2 (chậm 3 năm, lùi đến 2021), Nam Định 1 (chậm 3 năm, lùi đến 12/2024 – 6/2025), Công Thanh (chậm 5 năm, lùi đến 2024), An Khánh 2 (chậm 1 năm, lùi đến 6/2023), Hải Phòng 3 (sau 2025, địa phương không đồng thuận sử dụng than)…

Ở miền Trung có các dự án; nhiệt điện Quảng Trị 1 (chậm 3 năm, lùi đến 2/2026 - 6/2027), TBKHH Quảng Nam (chậm 1 năm, lùi đến 12/2024 - 6/2025), TBKHH Dung Quất (chậm 2 năm, lùi đến 2026), thủy điện Yaly MR (chậm 4 năm, lùi đến 2024)…

Ở miền Nam có các dự án: nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (chậm 2 năm, lùi đến 12/2024 – 6/2025), TBKHH Sơn Mỹ 2 (chậm 3 năm, lùi đến 12/2026 – 2027), Nhơn Trạch 3+4 (chậm 3 năm, lùi đến 12/2023 – 6/2024)…

Tính toán cân đối cung cầu điện giai đoạn 2026 – 2030, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng trong giai đoạn này, các dự án nhiệt điện trong 2021- 2025 nêu trên sẽ phải được đưa vào vận hành;

Đồng thời các dự án nhiệt điện đã được phê duyệt theo Quy hoạch điện 7 điều chỉnh trong giai đoạn 2026 – 2030 cần được thực hiện theo tiến độ đã đề xuất.

Ngoài ra, các nguồn điện được bổ sung để thay thế cho nguồn điện hạt nhân sẽ gồm: nhiệt điện An Khánh 2, nhiệt điện LNG Nhơn Trạch  3&4, bổ sung thêm khoảng 4GW điện gió, 7GW điện mặt trời và nhập khẩu điện từ Lào thêm 4GW so vơi Quy hoạch 7 điều chỉnh.

Được biết hiện nay có khá nhiều các dự án nhiệt điện than đã được phê duyệt trong điều chỉnh Quy hoạch điện 7 nhưng không được đồng thuận của địa phương như: nhiệt điện Hải Phòng 3 (2x600MW, 2025 – 2026), nhiệt điện Vũng Áng 3 (2x600MW, 2024 – 2025), nhiệt điện Tân Phước 1 (2x600MW, 2027 – 2028).

Các địa phương có dự án trên đều mong muốn chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng LNG để giảm ảnh hưởng tới môi trường.

Miền Bắc có nguy cơ thiếu điện rất lớn, phải nhận điện từ miền Nam

Kết quả cân đối cung cầu điện trong giai đoạn 2026 – 2030 cho thấy trong giai đoạn này miền Bắc sẽ có xu hướng không tự cân đối được cung cầu điện và phải nhận điện từ khu vực miền Trung thông qua lưới điện truyền tải liên miền Trung – Bắc.

Do hệ thống điện miền Nam và miền Trung có tiềm năng về năng lượng gió và mặt trời, việc đưa vào phát triển khối lượng lớn các nguồn điện gió và mặt trời trong giai đoạn 2021 – 2023 để giảm nguy cơ thiếu điện cho miền Nam trong giai đoạn này đã làm cho  xu hướng truyền tải liên miền bị đảo ngược.

Khu vực phía Bắc không có tiềm năng lớn về điện gió, điện mặt trời, các nguồn thủy điện đã khai thác gần hết, nguồn than nội địa không phát triển thêm, địa điểm xây dựng nhà máy điện than mới hạn chế và khó được chấp thuận bởi địa phương. Vì vậy trong trường hợp không xây được nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng 3 và Vũng Áng 3, miền Bắc sẽ thiếu điện lớn, cần phải xem xét bổ sung nguồn điện than LNG tại khu vực này trong giai đoạn 2026 – 2030.

Đối với miền Nam, nguồn điện hạt nhân đã được thay thế đủ bằng tổ hợp nguồn LNG Nhơn Trạch 3&4, nguồn điện gió, điện mặt trời và nguồn điện nhập khẩu từ Lào.

Chỉ trong trường hợp nhiệt điện Tân Phước 1 không được xây dựng trong giai đoạn 2029 – 2030 như Quy hoạch điện 7 điều chỉnh mới cần phải thay thế bổ sung thêm nguồn LNG.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

Tình thế quẩn quanh của Long Giang Land

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (Long Giang Land, HoSE: LGL) đã có quý lỗ thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, nhiều vấn đề của công ty vẫn chưa tìm thấy lối ra.

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

Hoa Sen: Lợi nhuận tiếp tục tăng mạnh, thu về thêm 318,9 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý II đạt 318,8 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sau 6 tháng, Hoa Sen thực hiện 84% kế hoạch lợi nhuận.

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

Đánh cược vào HNG, Tỷ phú Trần Bá Dương hứa 2025 sẽ có lãi

(VNF) - Tỷ phú Trần Bá Dương cho biết ông và Thaco chỉ nắm giữ vài chục phần trăm cổ phần tại HNG nhưng đang đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này. Ban lãnh đạo HNG sẽ cố gắng tránh việc huỷ niêm yết cổ phiếu, tuy nhiên nếu phải huỷ niêm yết, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố thông tin minh bạch và trở lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện.

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

Một năm thắng lớn của Tài chính Hoàng Huy

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) đã kết lại năm tài chính 2023 với kết quả kinh doanh vượt trội, vượt xa kế hoạch năm đề ra.

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

LDG có quý âm doanh thu thứ 3 và lỗ quý thứ 6 liên tiếp

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (HoSE: LDG) đã có thêm 1 quý kinh doanh bết bát, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang trong trạng thái lao dốc không phanh.

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

Đại hội Berkshire Hathaway: Lộ diện người kế thừa đế chế của Warren Buffett

(VNF) - Ngày 5/4 (giờ Mỹ), "đế chế" Berkshire Hathaway sẽ công bố báo cáo hoạt động quý I/2024 và tổ chức đại hội cổ đông. Đây là cơ hội duy nhất mỗi năm để các cổ đông đặt câu hỏi cho "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffett và các cấp phó của ông về hoạt động kinh doanh của công ty.

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

Mua bảo hiểm lãi cao hơn ngân hàng, mức sinh lời đến 6.5%

(VNF) - Đây là mức lãi suất người tham gia bảo hiểm được nhận tuỳ thuộc vào kết qủa kinh doanh của các quỹ liên kết chung của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Mức ghi nhận chi trả trong những năm gần đây thường từ 5 - 6%, nhiều thời điểm “cao hơn” mức lãi suất ngân hàng hiện hành.

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

Hợp nhất Thành phố Vàng, tài sản của HQC biến đổi ra sao?

(VNF) - Cuối quý I/2024, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã hợp nhất thành công Công ty Cổ phần Đầu tư Thành phố Vàng. Sự kiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc tài sản của HQC.

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

Gọi vốn 10.000 tỷ đồng, dòng tiền lớn đổ vào bất động sản Thái Nguyên

(VNF) - Trong Quý I/2024, đã có 14 dự án với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 4 dự án lớn trên 1.000 tỷ đồng. Phần lớn tập trun vào bất động sản đô thị.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.