Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chao đảo vì AI
Cơn "hoảng loạn" AI xảy ra ngay từ những ngày đầu năm khi các lớp học mở cửa trở lại và các trường học từ Seattle đến Paris bắt đầu chặn ChatGPT, ứng dụng chatbot AI có khả năng trả lời câu hỏi, làm thơ hay viết luận. Các sinh viên đã yêu cầu chatbot này soạn bài luận và làm các bài tập về nhà.
Các mô hình ngôn ngữ lớn AI đằng sau công nghệ như ChatGPT hoạt động bằng cách liên tục đoán từ tiếp theo trong câu hoặc trả lời các câu hỏi sau khi “học” các mẫu của một kho thông tin khổng lồ do con người viết. Do đó, công cụ này có thể trò chuyện và trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi bất kể lĩnh vực gì chỉ sau vài giây.
Và kết quả đầu ra có vẻ tự nhiên đến mức làm dấy lên sự tò mò về những tiến bộ AI tiếp theo cũng như khả năng sử dụng nó để làm công cụ lừa đảo.
Nỗi lo lắng ngày càng gia tăng khi nhóm công cụ AI sáng tạo mới này không chỉ tạo ra từ ngữ mà còn cả hình ảnh, âm nhạc và giọng nói tổng hợp..., đe dọa sinh kế của nhiều ngành nghề.
Một số nhà khoa học đáng kính nhất trong lĩnh vực AI đã cảnh báo rằng sự tiến bộ không được kiểm soát của công nghệ này đang tiến tới việc thông minh hơn con người và có thể đe dọa sự tồn tại của họ. Trong khi các nhà khoa học khác cho rằng mối lo ngại này đã bị thổi phồng quá mức hoặc khiến người ta chú ý đến những rủi ro trước mắt hơn.
Thành công vang dội của ChatGPT khiến các đối thủ lập tức lao vào cuộc đua. Có vẻ Google là doanh nghiệp lo lắng hơn cả bởi AI có thể khiến hoạt động kinh doanh tìm kiếm sinh lợi của họ trở nên lỗi thời. Khi Chat GPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google.
Vào tháng 2, vài tháng sau khi ChatGPT ra mắt công chúng, Google đã đáp trả bằng Bard, chatbot AI của riêng họ. Sau đó, chỉ một ngày sau, "ông lớn" công nghệ Mỹ khác là Microsoft cũng thể hiện nỗ lực của riêng mình với Bing Chat.
Nhà xuất bản từ điển Collins (Anh) gần đây đã chọn AI là từ khóa của năm 2023. Theo GlobalData, ngành này sẽ đạt giá trị 93 tỷ USD trong năm 2023, tăng 12% so với năm 2022. AI là một trong những công nghệ mới nổi được mong đợi nhất hiện nay vì nó có khả năng tăng tốc và tăng cường đáng kể các công nghệ khác bao gồm robot, điện toán lượng tử và IoT. Việc ứng dụng công nghệ AI được nhận định là sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế số trên toàn cầu. Thậm chí, theo Forbes, chính AI và chính sách công nghiệp đã cứu rỗi nền kinh tế Mỹ trong năm 2023. Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia đi đầu trong cuộc chạy đua AI với hàng tỷ USD phát triển thế hệ công nghệ AI tiếp theo. Các quốc gia khác như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng đang có những bước tiến đáng kể trong công nghệ AI. |
Những nguy cơ tiềm tàng
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang khiến việc tạo ra tin giả, hình ảnh giả mạo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hồi tháng 3, trên mạng xã hội Twitter và nhiều nền tảng khác đã lan truyền hình ảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát mặc trang phục chống bạo động New York bắt trên đường phố. Những bức ảnh khác diễn tả cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau song sắt của nhà tù.
Sự lan truyền chóng mặt của những tấm ảnh này một phần bắt nguồn từ yếu tố thời sự khi ông Trump có thể phải đối mặt với cáo buộc hình sự, còn Tổng thống Nga Putin trước đó bị Tòa hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ. Tuy nhiên, trên thực tế, những bức ảnh nói trên đều không có thật.
Công nghệ vượt trội của AI cũng khiến việc phân biệt giữa cảnh quay chiến tranh thật và bịa đặt ở Ukraine và Gaza ngày càng khó khăn hơn.
Theo các nhà quan sát, những mối nguy hiểm có thể đến nhanh chóng vào năm 2024, khi các cuộc bầu cử quốc gia lớn ở Mỹ, Ấn Độ và các nơi khác có thể tràn ngập các tác phẩm giả mạo do AI tạo ra.
Lùi lại quá khứ, kỹ thuật thị giác máy tính do Fei-Fei Li, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực AI, và các nhà khoa học khác phát triển đã giúp sắp xếp cơ sở dữ liệu ảnh khổng lồ để nhận dạng các vật thể và khuôn mặt riêng lẻ, đồng thời giúp hướng dẫn xe tự lái.
Những tiến bộ về nhận dạng giọng nói đã khiến các trợ lý giọng nói như Siri và Alexa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.
Ông Tom Gruber, đồng sáng lập Siri Inc., công ty được Apple mua lại, cho biết: “Khi chúng tôi ra mắt Siri vào năm 2011, đó là thời điểm ứng dụng này phát triển nhanh nhất và là ứng dụng chính thống duy nhất của AI mà mọi người từng trải nghiệm và tạo nên một tính năng không thể thiếu của iPhone”.
Nhưng Gruber tin rằng những gì đang xảy ra hiện nay là “làn sóng lớn nhất từ trước đến nay” trong lĩnh vực AI, mở ra những khả năng cũng như mối nguy hiểm mới.
Mối rủi ro lớn đối với các thị trường tài chính
Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) của chính phủ Mỹ mới đây cảnh báo việc sử dụng AI ngày càng rộng rãi đang trở thành mối rủi ro lớn cho thị trường chứng khoán, trái phiếu và các thị trường tài chính khác.
FSOC, được thành lập sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cảnh báo, AI có thể gây ra một số rủi ro nhất định, bao gồm các lo ngại về an ninh mạng, rủi ro tuân thủ và các vấn đề về quyền riêng tư.
FSOC cũng bày tỏ lo ngại về “các yếu tố phức tạp” liên quan đến các mô hình AI tạo sinh như ChatGPT của OpenAI. FSOC lưu ý, các công ty tài chính sử dụng AI có thể gây rủi ro về bảo mật dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng và quyền riêng tư. Cơ quan này cho rằng, các mô hình AI có thể tạo ra các kết quả sai sót được gọi là “ảo tưởng”.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen, người cũng là chủ tịch của FSOC, dự báo việc sử dụng AI của các ngân hàng, nhà đầu tư và những người chơi trên các thị trường tài chính khác sẽ tiếp tục gia tăng.
Bà Yellen gọi AI là mối đe dọa mới nổi đối với sự ổn định tài chính, nhưng tin rằng các quy định hiện hành có thể được sử dụng để hạn chế rủi ro thị trường tiềm ẩn của AI.
Hồi tháng 10, ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC), cũng là thành viên của FSOC, cảnh báo, nếu không có sự can thiệp nhanh chóng của các cơ quan quản lý để kiểm soát rủi ro của AI, việc công nghệ này gây ra khủng hoảng tài chính là “gần như không thể tránh khỏi” trong vòng một thập niên.
Theo AP, vì sức lan tỏa của công nghệ AI quá mạnh, nên bộ khung pháp lý để kiểm soát AI chắc chắn cũng sẽ là một chủ đề nóng của năm tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây cũng đã ký một sắc lệnh yêu cầu thiết lập các tiêu chuẩn an toàn đối với AI.
Xem thêm >> Từ bỏ OpenAI, Elon Musk lập công ty trí tuệ nhân tạo cạnh tranh với ChatGPT
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.