Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải, Cục hàng hải cho biết thêm trước đây, tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài tăng cao như: năm 2010 có 55 lượt, năm 2011 có 91 lượt, năm 2012 có 52 lượt, năm 2013 là 61 lượt tàu bị lưu giữ…
“Các tàu bị bắt giữ vì vi phạm nhiều lỗi rất cơ bản như: thuyền viên không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra việc vận hành hạ xuồng, chạy bơm cứu hỏa hoặc tàu không trang bị hải đồ mới cho tàu…
“Điều này đã khiến đội tàu của Việt Nam liên tục nằm trong danh sách đen của Tokyo Mou (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển - PSC, khu vực châu Á - Thái Bình Dương) hơn 10 năm liền.
"Khi đội tàu biển bị xếp vào 'danh sách đen' cũng đồng nghĩa tàu biển bị lưu ý kiểm tra hơn ngặt nghèo hơn và khả năng bị lưu giữ cũng cao hơn", ông Cường nói.
Ông Trịnh Thế Cường chia sẻ khi bị lưu giữ, các tàu sẽ gặp phiền phức vì liên quan đến ngày (lịch) tàu, hàng hóa chuyên chở. Nếu hàng đã xếp lên tàu rồi chỉ có hủy lịch, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch vận chuyển, chủ tàu đối mặt với nguy cơ bị chủ hàng phạt nặng.
"Thậm chí, nếu bị mắc lỗi và lưu giữ ở cảng vùng sâu, vùng xa của nước ngoài, việc khắc phục lỗi ngay tại đó cực kỳ khó khăn, tốn kém. Nhiều trường hợp tàu phải xin bảo lãnh về nước để khắc phục”, ông Cường nói.
Để không bị lọt vào "danh sách đen" Tokyo Mou, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết thời gian gần đây, các tàu biển Việt Nam trước khi rời cảng đều được các đơn vị tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt nên số tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài giảm mạnh.
“Ngoài ra, Cục hàng hải cũng tổ chức nhiều hội nghị, chương trình tập huấn cho các Sỹ quan kiểm tra tàu biển và cán bộ làm công tác điều tra tai nạn hàng hải.
"Ví dụ như: hội nghị điều tra tai nạn hàng hải và triển khai chiến dịch kiểm tra tập trung theo Thỏa thuận Tokyo MOU tại Quy Nhơn; chương trình đào tạo cho các Sỹ quan kiểm tra tàu biển do các chuyên gia từ Tokyo MOU giảng dạy tại Đà Nẵng; chương trình trao đổi Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển với chính quyền hàng hải Liên bang Nga, Hồng Kông, New Zealand…
"Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đã giúp khi đội tàu biển Việt Nam được xếp ở 'danh sách trắng' Tokyo Mou và được các hãng vận tải quốc tế nhìn nhận an toàn hơn, ít bị chính quyền cảng kiểm tra hơn, nhất là những nước tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc.
”Điều này, không chỉ mang lại uy tín cho đội tàu biển trên thương trường quốc tế mà còn đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp vận tải biển”, ông Sang đánh giá.
Tính đến tháng 12/2018, đội tàu biển Việt Nam có 1.593 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT. Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), năm 2018, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Hiện đội tàu biển Việt Nam tăng về số lượng, tuy số lượt tàu kiểm tra tăng nhưng số tàu bị bắt giữ giảm, chứng tỏ chất lượng đội tàu đang tăng lên. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.