'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Liên hợp quốc, ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ có thể đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ Ấn Độ mới đang có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương với Trung Quốc. Do đó, quốc gia Nam Á nayf đã được các chính phủ phương Tây nhận định là có vị thế "chiến lược" với bản đồ kinh tế thế giới.
Quốc gia này gần đây đã gây được tiếng vang nhờ quyết định mở rộng đáng kể việc sản xuất iPhone của Apple, bao gồm cả việc đẩy nhanh việc sản xuất mẫu máy tiên tiến nhất của hãng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho Ấn Độ, bởi lẽ sau 15 năm xây dựng chuỗi cung ứng gần như khép kín hoàn hảo tại Trung Quốc, giúp đẩy mạnh tăng trưởng toàn bộ lĩnh vực sản xuất của quốc gia này, thì từ năm 2017, Apple đã bắt đầu quay sang đẩy mạnh sản xuất tại Ấn Độ.
Apple đã và đang thúc đẩy các nhà cung cấp đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc sau quãng thời gian Bắc Kinh thực hiện nghiêm ngặt chính sách "zero-Covid" trong suốt năm ngoái. Ngoài ra, những căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như giữa Bắc Kinh và Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Foxconn Technology Group, nhà sản xuất chính của Apple, đã khiến công ty công nghệ hàng đầu thế giới cân nhắc mở rộng sản xuất ra ngoài Trung Quốc
Theo các quan chức Ấn Độ, sự hiện diện của Apple với vị thế là một công ty chủ lực tạo xu hướng, sẽ gửi tín hiệu tới các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ hay Nhật Bản, và sẽ góp phần thúc đẩy ngành sản xuất của quốc gia này.
Quả thực, Foxconn đang chuẩn bị mở rộng sản xuất iPhone tại nhà máy hiện tại gần thành phố Chennai của Ấn Độ. Công ty đặt mục tiêu tăng sản lượng iPhone lên khoảng 20 triệu chiếc mỗi năm vào năm 2024 và tăng gần gấp ba số lượng công nhân lên tới 100.000 người, theo The Wall Street Journal (WSJ).
Các dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang thay đổi có thể nhìn thấy tại các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur, một thành phố ở bang miền nam Tamil Nadu. Từ lâu trước đây, các nhà sản xuất nước ngoài đã tập trung ở khu vực này, nhưng chủ yếu là các nhà sản xuất ô tô và thiết bị cho thị trường Ấn Độ.
Tuy nhiên, khu vực này đang ngày càng đông đúc hơn, với sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia sản xuất hàng hóa, từ tấm pin mặt trời và tua-bin gió đến đồ chơi và giày dép, tất cả đều đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho việc sản xuất tại Trung Quốc, vốn được mệnh danh là "công xưởng của thế giới".
Vào năm 2021, Vestas của Đan Mạch, một trong những nhà sản xuất tua-bin gió lớn nhất thế giới, đã xây dựng 2 nhà máy mới ở Sriperumbudur. 6 dây chuyền lắp ráp của công ty hiện đang lắp ráp các tế bào trung tâm, hệ thống truyền lực và các bộ phận khác, trữ trong kho tại Ấn Độ để vận chuyển đi khắp thế giới.
Dự báo rằng Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường lớn thứ hai về tua-bin đã thúc đẩy việc mở rộng của Vestas. Charles McCall, người giám sát việc mở rộng với tư cách là giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India, cho biết đây cũng là một nỗ lực có ý thức nhằm đa dạng hóa việc sản xuất khỏi Trung Quốc, đặc biệt là sau nhiều lần đóng cửa theo chính sách zero-Covid của Bắc Kinh.
“Chúng tôi không muốn đặt cược toàn bộ vào Trung Quốc", ông Charles nói.
Sự xuất hiện của Vesta cũng kéo theo một số nhà cung cấp của công ty hiện diện tại Ấn Độ, ví dụ như nhà sản xuất theo hợp đồng của Mỹ TPI Composites, công ty chuyên đúc các cánh quạt tua-bin dài gần 80m. TPI đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ đồng thời giảm hoạt động ở Trung Quốc. Mục tiêu cuối cùng của công ty là chuyển 85% dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ.
Bên cạnh những lý do địa chính trị, chính phủ Ấn Độ cũng đã nỗ lực để làm cho môi trường kinh doanh trở nên thân thiện hơn so với trước đây. Vào năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố chương trình "Make in India - Sản xuất tại Ấn Độ”, một nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng vận chuyển container và phát điện.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal chỉ ra việc Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới và chỉ số đổi mới toàn cầu của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, và ngày càng có nhiều hiệp định thương mại tự do là bằng chứng quốc gia này đã “hội nhập với các quốc gia khác một cách nghiêm túc hơn”.
Sasikumar Gendham, giám đốc điều hành của Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất và cung cấp bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, cho biết Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu vào năm 2015 và đại tu chúng vào năm 2021. Các khoản giảm thuế hải quan là “điểm kích hoạt cho toàn bộ ngành công nghiệp điện tử”.
Ngoài ra, kể từ năm 2014, lực lượng lao động Ấn Độ của Salcomp đã tăng gấp 6 lần lên 12.000 người và hãng đặt mục tiêu thuê 25.000 người trong hai năm tới. Với 200 xe buýt đưa đón công nhân và kế hoạch xây dựng ký túc xá cho 15.000 người, khuôn viên của công ty được đánh giá là "đồ sộ" theo tiêu chuẩn Ấn Độ, dù chưa bằng tiêu chuẩn Trung Quốc. Cơ sở này sản xuất khoảng 100 triệu chiếc mỗi năm, so với cơ sở ở Trung Quốc sản xuất khoảng 180 triệu chiếc.
Mặc dù môi trường kinh doanh tại Ấn Độ được đánh giá là đầy hứa hẹn, song Trung Quốc vẫn vượt qua mọi quốc gia khác trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu, một vị trí mà nước này đã củng cố kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001.
Ở thời điểm hiện tại, môi trường kinh doanh tại Bắc Kinh dường như đang "chững", tạo điều kiện cho một số quốc gia khác tranh giành thị phần. Một số áp lực có thể kể tới là chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc và áp lực từ chính phủ Trung Quốc trong việc chuyển giao công nghệ cho các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc. Sau đó là thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2018, các đợt phong tỏa do Covid-19 từ năm 2020 đến năm ngoái, và giờ đây là sự thúc đẩy của các chính phủ phương Tây nhằm tránh phụ thuộc kinh tế quá nhiều vào Trung Quốc.
Tất cả các yếu tố này khiến các quốc gia như Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia "có giá" hơn hẳn trong mắt các công ty phương Tây. Nhưng rõ ràng, Ấn Độ mới đang là "kẻ được lợi" nhiều nhất từ câu chuyện này.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), xuất khẩu hàng chế tạo của nước này chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc vào năm 2021, nhưng lại vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác ngoại trừ Mexico và Việt Nam.
Mức tăng lớn nhất là trong lĩnh vực điện tử, khi xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2018 lên 23 tỷ USD trong năm tính đến tháng 3. Theo Counterpoint Technology Market Research, Ấn Độ đã tăng từ 9% sản xuất điện thoại thông minh cầm tay trên thế giới vào năm 2016 lên 19% dự kiến trong năm nay.
Theo số liệu của ngân hàng trung ương, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình 42 tỷ USD hàng năm từ năm 2020 đến năm 2022, tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy một thập kỷ.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải vượt qua những vấn đề cố hữu đã khiến nước này trở thành một thành viên nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lực lượng lao động trong nước hầu hết vẫn còn nghèo và không có kỹ năng, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Không chỉ vậy, tình trạng thiếu lao động đang nổi lên ở các trung tâm sản xuất của Ấn Độ. Đó là bởi vì, không giống như ở Trung Quốc, nhiều công nhân không muốn di chuyển xa để tìm việc làm.
Jules Shih, giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA của Đài Loan có trụ sở tại Chennai, cho biết Ấn Độ đã trở thành một nơi dễ dàng hơn để kinh doanh, nhưng ở nhiều khía cạnh vẫn tụt hậu so với các nước khác.
Ông Shih cho biết, có thể mất nhiều thời gian hơn để có được đất đai và phê duyệt thành lập nhà máy ở Ấn Độ cũng như việc xin thị thực cho các kỹ thuật viên, nhà quản lý và kỹ sư người nước ngoài. Ông nói: “Chúng tôi cảm thấy họ không có một mục tiêu thống nhất được tích hợp giữa các cơ quan để giúp "Make in India" diễn ra nhanh hơn".
Trung Quốc khuyến khích các công ty nước ngoài định vị chuỗi cung ứng tại các đặc khu kinh tế với việc giảm thuế đối với linh kiện và máy móc nhập khẩu. Ngược lại, “Make in India” tìm cách thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu.
Trong bản đánh giá thường niên về nền kinh tế Ấn Độ vào tháng 12 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết việc hội nhập của nước này vào chuỗi giá trị toàn cầu đã bị đình trệ.
Tỷ trọng của ngành sản xuất trong sản lượng kinh tế của Ấn Độ đã thực sự bị thu hẹp kể từ khi "Make in India" được triển khai, xuống còn 14% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với Mexico, Việt Nam và Bangladesh. Tất cả đều cho thấy rằng Ấn Độ sẽ còn phải mất nhiều thời gian hơn nữa để giải quyết các vấn đề "cố hữu" của mình, trước khi bắt kịp Trung Quốc với danh xưng "công xưởng của thế giới".
Xem thêm >> Ấn Độ chi 'khủng' cho các sân bay, đặt mục tiêu thành 'cường quốc' hàng không
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.