Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đại đô thị thông minh hút nhà đầu tư bất động sản
Năm 2022, từ New York, Hoa Kỳ, sau ba lần liên tiếp nằm trong top 21 (Smart 21) và vào tốp 7 năm 2021, Vùng thông minh Bình Dương được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) – diễn đàn gồm gần 200 đô thị thông minh thịnh vượng trên thế giới - vinh danh là 1 trong 21 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu toàn cầu của năm 2022.
Đây là minh chứng thành công cho quá trình nâng tầm phát triển đô thị của Bình Dương. Theo đó, Bình Dương đã thỏa mãn được 6 tiêu chí: nền tảng kết nối băng thông rộng, nguồn nhân lực tri thức, đổi mới sáng tạo, bình đẳng tiếp cận kỹ thuật số, ủng hộ khích lệ và phát triển bền vững.
TS Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Văn phòng Thành phố Thông minh Bình Dương, cho hay tỉnh đã có hệ sinh thái số và đổi mới sáng tạo phát triển mạnh, hiện đang thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong sản xuất; phát triển công nghiệp 4.0 tạo môi trường sống xanh. Nhờ đó, Bình Dương như thỏi nam châm hút các nhà đầu tư bất động sản.
Nhiều tập đoàn quốc tế đã góp mặt tại thị trường bất động sản Bình Dương như: Tokyu, GoucoLand, Tập đoàn SP Setia Berhad, AEON… Nhiều chủ đầu tư đã “nhanh chân” phát triển các dự án theo xu hướng đô thị thông minh như: tập đoàn CapitaLand đầu tư hơn 500 triệu USD vào dự án phát triển đô thị thông minh với tổng diện tích 18,9ha tại thành phố mới Bình Dương.
Các tên tuổi lớn của Việt Nam cũng không bỏ lỡ cơ hội. Vingroup, Phú Đông, Đất Xanh, Trần Anh, Hưng Thịnh, Phát Đạt, Nam Long, Phú Mỹ Hưng… đã mang đến sự nhộn nhịp cho thị trường. Các dự án của doanh nghiệp Việt cũng ngày càng có quy mô lớn hơn, đầu tư hiện đại xứng tầm khu vực với mức giá cạnh tranh điển hình như khu đô thị compound thông minh 5F Orianna có quy mô 41,9ha do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển bất động sản Phương Trường An làm chủ đầu tư nằm ngay trung tâm thị xã Bến Cát.
Cực tăng trưởng quan trọng với hạ tầng đồng bộ, bài bản
Là địa danh gắn liền với Gia Định - Đồng Nai khi xưa (tên gọi miền Đông Nam Bộ ngày nay), Bình Dương có lợi thế được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, có điều kiện sinh thái đặc biệt nên từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ.
Giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân Bình Dương không nghĩ vùng đất vốn “thuần nông” này sẽ vươn lên thành một trong những “thủ phủ công nghiệp” hàng đầu của cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2013, chính quyền tỉnh Bình Dương đã có định hướng quy hoạch, xây dựng các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Trong đó có thành phố mới Bình Dương - thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát. Gắn với quy hoạch này là những tiêu chí cụ thể về phát triển cơ sở hạ tầng, tiện ích xã hội, tăng trưởng kinh tế…
Thời khắc kỷ niệm tái lập tỉnh vào ngày 01/01/2017 được xem là bước đột phá khi đó, với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chỉ trong thời gian ngắn, diện mạo các đô thị mới tại Bình Dương đã thay đổi rõ rệt, hệ thống hạ tầng giao thông dần đồng bộ, khang trang.
Theo đó, giai đoạn 2021 - 2030, Bình Dương đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 412 triệu đồng (15.700 USD). Bình Dương sẽ phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc trung ương với dân số khoảng 5 triệu người, trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Với quan điểm hạ tầng giao thông đi trước mở đường cho sự đột phá, Bình Dương đang đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, liên kết vùng và khu vực. Cụ thể, để tạo động lực cho sự phát triển liên vùng, Bình Dương đang dồn lực triển khai các dự án như vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cầu Bạch Đằng 2 nối Bình Dương và Đồng Nai; mở rộng quốc lộ 13; hoàn thiện đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Bến Cát - Bàu Bàng; đường sắt TP. HCM - Lộc Ninh và metro Bến Thành - Suối Tiên - Thành phố mới Bình Dương... Trong tương lai không xa, Bình Dương còn ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt, mở rộng cảng thủy nội địa, cảng cạn (ICD), trung tâm logistics.
Nếu trước kia, thế mạnh của Bình Dương là sản xuất công nghiệp, thì từ năm 2012 đến nay, đầu tư bất động sản, dịch vụ đang là lĩnh vực nổi trội và được quan tâm rất nhiều. Mặt khác, cơ sở giao thông, hạ tầng đồng bộ khác đã khiến Bình Dương trở thành điểm đến thu hút hàng nghìn chuyên gia, người nước ngoài đến định cư và hút khách mua địa ốc.
Theo ông Marc Townsend – Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, hạ tầng mới đẹp, đồng bộ là động lực phát triển cho tỉnh nhà và cũng là nguyên nhân chính khiến thị trường địa ốc Bình Dương có dấu ấn đặc biệt, thu hút nhiều chủ đầu nước ngoài mua quỹ đất và xây dựng các căn hộ, biệt thự cao cấp theo tiêu chuẩn nước ngoài hiện đại và đầy đủ tiện ích. Chẳng hạn như: căn hộ thương mại First Home Premium Bình Dương, khu đô thị thương mại Rich Home và khu đô thị thương mại – dịch vụ The Mall City 2… đều được nhiều nhà đầu tư, khách hàng trong nước lẫn nước ngoài ghi nhận.
Mặt khác, điều khác biệt ở Bình Dương là chính sách thu hút xã hội hóa hạ tầng khiến nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản đã chung tay vào quá trình kiến thiết hạ tầng làm thay đổi bộ mặt, cảnh quan đô thị tại Bình Dương như: Warburg Pincus, Sembcorp, Tokyu, CapitaLand Development, AEON, Becamex IDC, Phú Đông Group, Kim Oanh Group…
Dòng vốn đầu tư đổ vào “thủ phủ địa ốc”
Nhờ có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp các khu vực kinh tế lớn như Đồng Nai, TP. HCM… Bình Dương đã sớm xác định lợi thế của mình, đặt mục tiêu trở thành điểm dừng chân hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ đầu năm 1997, nhờ tập trung cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư đã ồ ạt chảy về Bình Dương.
Nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực tứ phương tụ về... Kinh tế xã hội của Bình Dương đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét, biến vùng đất vốn trước kia thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước.
Nhờ vậy, tính đến 30/6/2023, Bình Dương có trên 4.100 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 40 tỷ USD. Con số trên cho thấy, Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), sau TP. HCM. Dòng vốn này không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, mà còn đổ vào bất động sản, dịch vụ.
Trong đó, bất động sản là lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất. Đơn cử, hai tháng đầu năm 2023 vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản chiếm đến 89,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, đạt 324,1 triệu USD; công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,7 triệu USD.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Bình Dương gắn liền với sự phát triển công nghiệp. Bởi vậy, việc dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh sẽ là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Mặt khác, dự kiến đến năm 2025 Bình Dương sẽ trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam, gồm Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên.
Dân số Bình Dương cũng đứng thứ 6 cả nước với hơn 2,6 triệu người, thu nhập bình quân cao nhất 63 tỉnh, thành với 7,12 triệu đồng/người/tháng. Tỷ lệ đô thị hóa của Bình Dương cũng thuộc nhóm cao nhất nước với 82%, cộng với 48 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn. Những yếu tố nói trên khiến nhà đầu tư vào sẵn sàng “xuống tiền” cho những kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Bình Dương hoàn toàn xứng đáng để nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” trên thị trường địa ốc.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.