Hồ sơ VNF

Báo cáo tóm tắt kinh tế Việt Nam năm 2020 và xu hướng phục hồi trong trung hạn 2021-2025

(VNF) - Theo Báo cáo tóm tắt kinh tế Việt Nam năm 2020 và xu hướng phục hồi trong trung hạn 2021-2025, kinh tế Việt Nam 2020 chịu cú sốc mạnh từ hai phía cung và cầu. Tăng trưởng GDP năm 2020 giảm còn 2,91% so với con số 6,5-7% được dự báo trước Covid-19. Mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 không hoàn thành.

Báo cáo tóm tắt kinh tế Việt Nam năm 2020 và xu hướng phục hồi trong trung hạn 2021-2025

Việc thúc đẩy đầu tư công năm 2020 có thể hỗ trợ GDP tăng thêm 0,45% so với kịch bản cơ sở.

Dù vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu tốt nhờ đạt được sự cân bằng giữa việc duy trì các hoạt động kinh tế và kiểm soát dịch bệnh. Tăng trưởng dương trong khi hầu hết các chỉ số kinh tế, tài chính vĩ mô được kiểm soát khá tốt.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư công để cân bằng lại nguồn lực bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo báo cáo, tính toán cho thấy việc thúc đẩy đầu tư công năm 2020 có thể hỗ trợ GDP tăng thêm 0,45% so với kịch bản cơ sở.

Đầu tư tư nhân, gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp, giảm thấp đáng kể. FDI vào Việt Nam cũng giảm song chậm hơn so với mức chung toàn cầu và khu vực. Có sự dịch chuyển vốn FDI trong các ngành, đặc biệt là từ các ngành chế biến, chế tạo sang các ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt.

Cũng theo báo cáo, mặc dù tiêu dùng nội địa tăng thấp nhưng vẫn là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế do thói quen tiết kiệm và cơ cấu tiêu dùng của người Việt Nam.

Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể do tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Báo cáo cho biết hai đợt khảo sát diện rộng với trên 130.000 doanh nghiệp của GSO (tháng 4 và tháng 9/2020) đều cho thấy có tới trên 83% số doanh nghiệp khẳng định bị ảnh hưởng tiêu cực.

Quý độc giả quan tâm có thể xem toàn văn báo cáo tóm tắt kinh tế Việt Nam năm 2020 và xu hướng phục hồi trong trung hạn 2021-2025 tại đây.

Tin mới lên