Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 29/4, Tên lửa Trường Chinh 5B Y2 của Trung Quốc được phóng để đưa module lõi của Trạm không gian Thiên Cung 3 vào quỹ đạo.
Đến ngày 5/5, nhiều phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin tầng lõi của tên lửa đang “rơi không kiểm soát” vào quỹ đạo Trái Đất.
Quân đội Mỹ cho biết lõi tên lửa này ước tính là mảnh vỡ khổng lồ nặng 22 tấn, dài 30m và rộng 5m.
Tới ngày 9/5, Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc thông báo mảnh lớn của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển. Tọa độ cho thấy mảnh vỡ rơi tại vùng biển gần Maldives ở Ấn Độ Dương.
Cơ quan này cho biết thêm rằng hầu hết các bộ phận của tên lửa đã vỡ ra và bị thiêu rụi khi đi vào bầu khí quyển.
Đây mới là lần phóng thứ hai cho phiên bản 5B thuộc dòng tên lửa Trường Chinh. Lần đầu tiên tên lửa đẩy lớn nhất của Trung Quốc được phóng là vào tháng 5/2020. Mảnh vỡ khi đó rơi xuống Bờ Biển Ngà, khiến một số công trình ở nước này bị hư hại, nhưng may mắn không gây ra thương vong.
Trong khi đó, tên lửa trên chỉ là 1 trong 11 vụ phóng mà Trung Quốc cần thực hiện để đưa toàn bộ mô đun của trạm không gian mới lên quỹ đạo, có nghĩa là nguy cơ rác tên lửa Trung Quốc rơi vào khu dân cư vẫn còn rất cao.
Lãnh đạo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 9/5 đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc và cho rằng nước này “đã không đáp ứng những tiêu chuẩn về trách nhiệm liên quan đến mảnh vỡ lần này”.
"Trung Quốc cũng như mọi quốc gia và đơn vị thương mại thám hiểm vũ trụ cần hành động có trách nhiệm và minh bạch nhằm đảm bảo an toàn, ổn định, an ninh và sự bền vững dài hạn của các hoạt động ngoài không gian", ông nhấn mạnh.
Dù chương trình vũ trụ Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong nửa năm trở lại đây, từ việc đưa đá Mặt Trăng trở về Trái Đất đến sứ mệnh đưa tàu vũ trụ không người lái vào quỹ đạo sao Hỏa. Tuy nhiên, tham vọng không gian của Bắc Kinh vẫn tiềm ẩn rủi ro khi các nhà khoa học nước này liên tiếp thất bại trong việc kiểm soát đường bay bộ phận tên lửa sau khi phân tách.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 10/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích những nhận định của một số hãng truyền thông Mỹ và các quan chức Mỹ, cho rằng họ đã “tuân thủ tiêu chuẩn kép khi nói đến mảnh vỡ rơi xuống từ tên lửa Trung Quốc”.
“Trong những ngày qua, mọi người đều rất lo lắng về những mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trung Quốc từ quỹ đạo rơi xuống. Một số quốc gia, gồm cả Mỹ, đã phóng đại xung quanh điều này, nhưng như chúng ta đã thấy, giai đoạn cuối của tên lửa đi vào bầu khí quyển của trái đất đã không gây thiệt hại đối với các vật thể trên mặt đất", bà Hoa Xuân Oánh phát biểu tại cuộc họp báo.
Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng phía Trung Quốc đã theo dõi sát sao quỹ đạo giai đoạn cuối của tên lửa đẩy sau khi mang theo module lõi Thiên Hòa của trạm vũ trụ Thiên Cung vào quỹ đạo định trước. Theo Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc, giai đoạn cuối của tên lửa sử dụng công nghệ thụ động, vì vậy không thể phát nổ trên quỹ đạo và tạo ra các mảnh vỡ vũ trụ, hầu hết các mảnh vỡ của tên lửa bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển.
“Đồng thời, tôi muốn nói rằng một số phương tiện truyền thông Mỹ và đại diện của Mỹ tuân thủ các tiêu chuẩn kép khi nói đến vấn đề này. Tất cả chúng ta đều nhớ hồi tháng 3 năm nay, khi mảnh vỡ tên lửa Mỹ rơi xuống trang trại ở Mỹ, các phương tiện truyền thông Mỹ đã dùng những từ lãng mạn như "sao băng", "màn trình diễn ánh sáng chói lọi" để mô tả mảnh vỡ rơi xuống, nhưng một khi đề cập đến phía Trung Quốc thì mọi thứ lại rất khác", bà Hoa Xuân Oánh nói.
Trước đó, trong bài xã luận đăng ngày 9/5, tờ Thời báo Hoàn cầu, trực thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cáo buộc các nhà khoa học Mỹ “phản tri thức”.
"Những người này ghen tị với sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ vũ trụ của Trung Quốc. Một số người thậm chí còn cố gắng dùng những lời lẽ ồn ào để gây trở ngại cho việc Trung Quốc thực hiện chương trình xây dựng trạm vũ trụ quốc tế trong tương lai”, Thời báo Hoàn cầu cho biết.
Xem thêm >> Ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, Malaysia ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.