Bầu cử Tổng thống: Kinh tế Mỹ trước hai ngã rẽ
(VNF) - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ không chỉ tác động đến chính trị mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế. Kết quả bầu cử có thể thay đổi các chính sách về thuế, thương mại và đầu tư, từ đó tác động trực tiếp đến thị trường tài chính, việc làm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của không chỉ nước Mỹ mà trên toàn thế giới.
Tầm ảnh hưởng từ quan điểm kinh tế
Trong thời gian lãnh đạo Nhà Trắng, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cắt giảm thuế doanh nghiệp, áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và tìm cách giảm thiểu các quy định, thủ tục hành chính và ngăn cản người nhập cư. Về cơ bản, đây là những ý tưởng mà ông dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy nếu giành chiến thắng trong nhiệm kỳ sắp tới.

Ngược lại, Phó tổng thống Kamala Harris lại ủng hộ việc tăng thuế suất đối với các tập đoàn lên 28% từ mức 21% được ban hành dưới thời ông Trump, một động thái đòi hỏi sự chấp thuận của Nghị viện. Hầu hết các giám đốc điều hành doanh nghiệp đều mong đợi bà Harris sẽ tiếp tục các chính sách của Tổng thống Joe Biden, bao gồm cả cuộc chiến chống lại “phí rác” trong các ngành.
Đối với các hãng hàng không, ngân hàng, nhà sản xuất xe điện, công ty chăm sóc sức khỏe, công ty truyền thông, nhà hàng và các “gã khổng lồ” công nghệ, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới có thể dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về các chính sách mà họ phải đối mặt, các vụ sáp nhập mà họ được phép theo đuổi và các khoản thuế họ phải trả.
Ví dụ, với ngành hàng không, kết quả của cuộc bầu cử có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ số tiền các hãng hàng không nợ khách hàng do chuyến bay bị gián đoạn cho đến chi phí chế tạo một chiếc máy bay tại Mỹ.
Trong khi những chính sách từ chính quyền Dân chủ dưới thời Tổng thống Biden - Phó tổng thống Harris đã giúp ngăn chặn sự hợp nhất của ngành này, thì các thành viên trong ngành cho biết dưới thời ông Trump, họ mong đợi một môi trường thuận lợi hơn cho các vụ sáp nhập, mặc dù điều này đôi khi không “thân thiện” lắm với người tiêu dùng.
Các chuyên gia trong ngành tài chính - ngân hàng cũng kỳ vọng một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ “nhẹ nhõm” hơn so với bà Harris, chủ yếu do các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase phải đối mặt với hàng loạt quy định mới trong năm nay khi chính quyền tại nhiệm theo đuổi loạt quy định quan trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ảnh hưởng tới hàng chục tỷ USD doanh thu. Trong khi đó, khả năng cao nếu ông Trump thắng cử, một số lượng lớn các quy định có thể bị bãi bỏ.
Trái lại, với lĩnh vực xe điện đang được quan tâm, nhiệm kỳ của bà Kamala Harris được cho là sẽ thân thiện hơn so với ông Trump - người lên án mạnh mẽ xe điện, tuyên bố rằng chúng đang bị áp đặt lên người tiêu dùng và rằng chúng sẽ phá hủy ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Góc nhìn của doanh nghiệp và người dân
Một cuộc khảo sát của tờ The Guardian với người dân Mỹ cho thấy các chính sách kinh tế của bà Kamala Harris được ưa chuộng hơn nhiều so với các kế hoạch của ông Donald Trump.
Cụ thể, đề xuất lệnh cấm liên bang đối với việc tăng giá thực phẩm và hàng tạp hóa – một đề xuất của đảng Dân chủ của ứng viên Kamala Harris, được gần một nửa người tham gia khảo sát (44%) đồng ý rằng sẽ giúp củng cố nền kinh tế. Đề xuất tăng giá của bà Harris được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề kinh tế hàng đầu hiện nay là chi phí sinh hoạt. Phần lớn những người được hỏi (66%) cho biết chi phí sinh hoạt là một trong những mối quan tâm kinh tế lớn nhất của họ hiện nay.
Các đề xuất khác của bà Harris cũng được các cử tri tán thành bao gồm mở rộng khoản tín dụng thuế trẻ em (33%) và một số khoản giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập (33%). Kế hoạch duy nhất của ông Trump lọt vào top những biện pháp hữu ích là đề xuất cắt giảm thuế đối với các chế độ phúc lợi an sinh xã hội (42%).
Một tin tốt khác cho bà Harris là các cử tri độc lập, một nhóm quan trọng trong cuộc bầu cử vào tháng tới, dường như ủng hộ các chính sách của ứng viên đảng Dân chủ hơn so với các đề xuất từ đảng Cộng hòa.
Nhưng các chính sách của ông Trump lại được lòng những người ủng hộ ông. Khi được hỏi về đề xuất trục xuất hàng triệu người di cư, 43% đảng viên Cộng hòa cho rằng điều này sẽ tốt cho nền kinh tế so với 24% cử tri độc lập và 15% đảng viên Dân chủ.
Mặt khác, nhìn từ góc độ của các doanh nghiệp, ông Trump dường như lại là ứng viên được yêu thích hơn.
“Cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ doanh nghiệp, ủng hộ việc chính phủ giảm tải các hạn chế với doanh nghiệp và các kế hoạch thuế của ông ấy trước đây luôn ủng hộ doanh nghiệp, trong khi Phó tổng thống Kamala Harris trước đây không ủng hộ doanh nghiệp. Bà Harris muốn xóa bỏ các giao ước không cạnh tranh, điều này sẽ là một lực lượng phá hoại đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. Nếu không có những loại giao ước này, hầu hết các công ty và tổ chức chuyên nghiệp sẽ không còn tồn tại nữa”, ông Phillip Goldstein, Tổng giám đốc điều hành của Goldstein Lieberman & Co. LLC, nhận xét.
Bà Renata Serban, người sáng lập công ty kế toán Highly Elevated, nhìn thấy những ưu và nhược điểm trong nền tảng của cả hai ứng cử viên. Bà lưu ý rằng "chiến thắng của bà Harris đồng nghĩa với việc tăng thuế cho các tập đoàn lớn, đồng thời cung cấp cứu trợ và ưu đãi có mục tiêu cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, đề xuất của ông Trump sẽ có nghĩa là thuế doanh nghiệp thấp hơn, tiếp tục khuyến khích đầu tư kinh doanh và có khả năng chi phí cao hơn do thuế quan. Trong khi các chính sách của ông Trump có thể thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh ngắn hạn, chúng cũng sẽ làm tăng đáng kể thâm hụt liên bang".
Trong khi đó, dưới góc nhìn cá nhân của ông Reid Hoffman - nhà đầu tư công nghệ, người đồng sáng lập nền tảng LinkedIn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ mong muốn sự ổn định của bà Harris hơn so với sự “hỗn loạn" mà ông Trump có thể mang tới. Theo ông Hoffman, người ủng hộ nhiệt thành của bà Harris, “chương trình nghị sự kinh tế của ông Trump được nhiều nhà kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu dự đoán sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn, kém ổn định hơn và tăng trưởng thấp hơn”.

Sẵn sàng cho mọi sự thay đổi
Mỗi chính quyền mới đều đưa ra những ưu tiên khác nhau có thể tạo ra thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp, do đó, dù bà Harris hay ông Trump là người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, các doanh nghiệp Mỹ đều phải chuẩn bị cho những kịch bản thay đổi đầy bất ngờ, có thể ảnh hưởng đến số tiền thuế họ phải trả và chi phí kinh doanh trên toàn cầu.
Trong một bài viết của Forbes được đăng tải vào đầu tháng 10, tác giả Amy Shoenthal cho rằng điều quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp là phải luôn cập nhật thông tin về những thay đổi được đề xuất trong các quy định, thuế, chăm sóc sức khỏe và luật lao động có thể tác động trực tiếp đến hoạt động của họ. Hiểu được nền tảng của các ứng cử viên sẽ giúp dự đoán những thay đổi và lập kế hoạch cho những thay đổi tiềm ẩn phù hợp.
Một điều khác cần lưu ý là những năm bầu cử có thể mang lại sự bất ổn về kinh tế, dẫn đến biến động thị trường. Các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp nên cân nhắc củng cố dự trữ tiền mặt để phòng ngừa mọi suy thoái tiềm ẩn. Đồng thời, họ cũng được cảnh báo tạm hoãn các khoản đầu tư lớn cho đến sau cuộc bầu cử, xem xét lại các chiến lược thuế hiện tại và chuẩn bị sử dụng tiền dự trữ trong trường hợp có sự gián đoạn đáng kể.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng thuộc về thị trường chứng khoán
- Ông Trump khiêu khích, bà Harris chiếm thế thượng phong 11/09/2024 06:31
- Bà Harris hút về 200 triệu USD, ông Trump nắm giữ 4 triệu USD tiền ảo 31/07/2024 08:00
- 'Người tiêu dùng Mỹ có nhu cầu mạnh mẽ với hàng Made in Vietnam' 11/09/2024 10:00
130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk
(VNF) - 130 ngày dấn thân vào chính trường đã trở thành chặng đường đầy sóng gió với tỷ phú Elon Musk. Tesla tụt dốc, thương hiệu bị tổn hại, cổ đông bất an và niềm tin lung lay. Elon Musk đã quyết định rời nhiệm sở, cam kết toàn lực tái thiết đế chế công nghệ đang chao đảo của mình. Nhưng liệu sự trở lại lần này có đủ sức cứu vãn những gì ông đã đánh mất?
Chính quyền TT Trump ‘siết nhập cư’, thêm 36 quốc gia vào diện cảnh báo?
(VNF) - Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một bản điện tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/6 cho thấy Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét bổ sung 36 quốc gia vào danh sách bị hạn chế nhập cư.
Israel không kích mỏ khí đốt lớn nhất thế giới của Iran, giá dầu tăng vọt
(VNF) - Giá dầu tiếp tục tăng lên mốc cao mới sau khi Israel không kích vào các mỏ và cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Iran. Điều này làm dấy lên lo ngại về đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng trong khu vực.
Tổng thống Trump: Mỹ ‘có thể sẽ can dự’ cuộc chiến ở Trung Đông
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/6 khẳng định Washington hiện chưa tham gia vào các cuộc không kích của Israel nhằm vào Iran, nhưng “không loại trừ khả năng sẽ can dự”. Ông cũng bày tỏ sự cởi mở khi để Tổng thống Nga Vladimir Putin làm trung gian hòa giải.
Chiến tranh năng lượng cận kề: 5 nước cờ nguy hiểm từ Iran và Israel
(VNF) - Xung đột Israel - Iran leo thang đẩy Trung Đông và thị trường năng lượng toàn cầu vào vòng xoáy bất ổn. Giới phân tích cảnh báo 5 kịch bản tồi tệ nhất nếu cuộc đối đầu vượt tầm kiểm soát – từ tấn công cảng dầu chiến lược đến phong tỏa Eo biển Hormuz – có thể gây ra cú sốc năng lượng nghiêm trọng chưa từng có.
Nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới: Không xe sang, hàng hiệu và bí quyết 'giả nghèo'
(VNF) - Khi hàng hiệu, siêu xe và những chuyến du lịch xa hoa trở thành biểu tượng của giới siêu giàu, không ít tỷ phú lại chọn một hướng đi ngược dòng, hướng đến sự đơn giản, khiêm tốn và tiết kiệm trong lối sống hàng ngày. Một trong những ví dụ điển hình cho xu hướng này là Lucy Guo, nữ tỷ phú đồng sáng lập công ty trí tuệ nhân tạo đình đám Scale AI tại Mỹ.
Hành lý ký gửi: 'Mỏ vàng' chục tỷ USD của các hãng hàng không
(VNF) - Năm 2024, chỉ tính riêng 20 hãng hàng không hàng đầu trên thế giới đã thu tới 33 tỷ USD từ phí hành lý ký gửi.
‘Next gen’: Hậu duệ giới tỷ phú chuẩn bị nhận chuyển giao 18.000 tỷ USD
(VNF) - Khi các tỷ phú sáng lập các quỹ từ thiện dần lui về hậu trường, thế hệ kế cận không chỉ tiếp nhận khối tài sản khổng lồ mà còn tái định hình chiến lược “cho đi” của giới siêu giàu toàn cầu.
Thành phố giàu có nhất thế giới: 66 tỷ phú, hơn 800 người sở hữu trên 100 triệu USD
(VNF) - Với gần 400.000 triệu phú và hơn 3.000 tỷ USD tổng tài sản cá nhân, New York tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm tài chính số một thế giới, vượt xa nhiều nền kinh tế G20 về tổng tài sản tư nhân.
Giữa khói lửa chiến sự, vàng lại 'lên ngôi'
(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, niềm tin vào đồng USD lung lay và bất ổn kinh tế lan rộng, vàng một lần nữa nổi lên như một mỏ neo vững chắc – đặc biệt đối với các ngân hàng trung ương.
‘Bitcoin sẽ thay thế vàng và giá tăng tới 1 triệu USD’
(VNF) - Theo nhận định từ người đứng đầu Galaxy Digital, ông Mike Novogratz, Bitcoin đang ngày càng được thể chế hóa và có thể vươn tới mức giá 1 triệu USD nếu tiếp tục thay thế vàng trong vai trò tài sản lưu trữ giá trị.
'Bi kịch' của nhà đầu tư Bitcoin: 12 năm tìm kiếm 742 triệu USD dưới bãi rác
(VNF) - Hơn 10 năm sau khi vô tình vứt nhầm ổ cứng chứa 8.000 Bitcoin vào bãi rác, kỹ sư công nghệ người Anh James Howells vẫn miệt mài tìm kiếm tài sản nay trị giá hơn 700 triệu USD. Dù bị tòa án bác bỏ và vấp phải nhiều rào cản pháp lý lẫn môi trường, ông chưa từng tuyên bố từ bỏ. Câu chuyện hy hữu này đang được chuyển thể thành phim tài liệu, trở thành điển hình cho những rủi ro khôn lường của thời đại tài sản số.
Chuỗi nhà hàng Mỹ mỗi ngày mở một chi nhánh nhờ AI
(VNF) - Chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh Chipotle của Mỹ đang mở rộng với tốc độ "cấp số nhân" khi có kế hoạch khai trương hơn 300 chi nhánh mới trong năm nay. CEO công ty cho biết yếu tố then chốt giúp thúc đẩy tăng trưởng chính là trí tuệ nhân tạo (AI).
Xung đột Israel - Iran tác động đến kinh tế toàn cầu như thế nào?
(VNF) - Xung đột giữa Israel và Iran làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu, đẩy giá dầu tăng vọt và khiến chi phí vận chuyển leo thang. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn mong manh, những bất ổn từ Trung Đông có thể châm ngòi cho làn sóng lạm phát mới và gây áp lực lên tăng trưởng toàn cầu.
Iran phóng hàng trăm tên lửa đáp trả Israel, chứng khoán Mỹ hứng 'bão lửa'
(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đỏ lửa trong phiên cuối tuần sau khi truyền thông Iran đưa tin nước này đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo về phía Israel. Động thái này được cho là phản ứng trực tiếp trước các cuộc không kích của Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân và nhà máy tên lửa tại Iran, làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông và khiến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu thêm bất ổn.
Căng thẳng Israel – Iran bùng phát, dòng tiền tìm đến 'vùng an toàn'
(VNF) - Diễn biến bất ổn mới tại Trung Đông ngày 13/6 đã gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu, kích hoạt làn sóng đổ tiền mạnh mẽ vào các tài sản trú ẩn như vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ và các đồng tiền an toàn. Trong bối cảnh rủi ro gia tăng, nhà đầu tư toàn cầu ưu tiên chiến lược bảo toàn vốn thay vì tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
Meta ‘đặt cược’ gần 15 tỷ USD vào CEO 28 tuổi của Scale AI
(VNF) - Meta vừa chi 14,3 tỷ USD để sở hữu 49% cổ phần của Scale AI, đồng thời đưa CEO 28 tuổi Alexandr Wang vào vị trí chủ chốt trong chiến lược phát triển siêu trí tuệ nhân tạo. Thương vụ cho thấy tham vọng lớn của Meta trong cuộc đua AI toàn cầu.
BYD ‘khai hỏa’ cuộc chiến giá xe điện tại châu Âu
(VNF) - Tập đoàn xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD vừa chính thức giới thiệu mẫu xe điện nhỏ nhất và có giá rẻ nhất của mình tại thị trường Vương quốc Anh, đánh dấu bước đi đầu tiên trong chiến lược thâm nhập phân khúc xe nhỏ, vốn vẫn phụ thuộc lớn vào động cơ đốt trong, tại châu Âu.
Boeing Dreamliner vừa gặp nạn: Từng có đơn tố giác về rủi ro kỹ thuật
(VNF) - Trước khi chiếc máy bay Boeing Dreamliner gặp tai nạn thảm khốc tại Ấn Độ, đã xuất hiện các video và cáo buộc cho thấy dòng máy bay này không đảm bảo các quy định về kĩ thuật và an toàn.
Căng thẳng Trung Đông leo thang, giá vàng 'nóng càng thêm nóng'
(VNF) - Thị trường vàng thế giới vừa chứng kiến một đợt tăng mạnh, đưa giá vàng vượt ngưỡng 3.400 USD/ounce, đạt mức cao nhất trong hơn 5 tháng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông và các tín hiệu ôn hòa mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến nhà đầu tư gia tăng đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất.
Thảm kịch Dreamliner: Hơn 200 người thiệt mạng, Boeing lại chìm trong khủng hoảng
(VNF) - Vụ rơi máy bay chở khách Boeing 787-8 Dreamliner tại Ấn Độ vào ngày 11/6 một lần nữa đặt nhà sản xuất máy bay đang gặp nhiều khó khăn này vào tâm điểm chú ý, dù nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn hiện vẫn chưa được làm rõ.
Thảm họa hàng không Ấn Độ: Máy bay Boeing rơi, hơn 200 người thiệt mạng
(VNF) - Ngày 12/6, một chiếc máy bay Boeing 787 của hãng hàng không Air India, chở 242 người trên hành trình đến Anh, đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh từ thành phố Ahmedabad. Giới chức xác nhận ít nhất 204 người thiệt mạng, trong đó có nhiều sinh viên y khoa tại một ký túc xá bị máy bay đâm trúng. Đây là vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong vòng một thập kỷ qua trên toàn cầu.
Rơi máy bay Boeing chở 242 người tại Ấn Độ
(VNF) - Ngày 12/6, một chiếc máy bay của hãng Air India đang trên đường tới London (Anh) đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh từ thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ.
Doanh nghiệp Trung Quốc 'tiến công' vào Mỹ bất chấp căng thẳng thương mại
(VNF) - Bất chấp căng thẳng thương mại leo thang và hàng loạt rào cản từ phía Washington, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn mở rộng hiện diện tại thị trường Mỹ. Từ công nghệ, hàng tiêu dùng đến đồ chơi và robot gia dụng, làn sóng “tiến vào Mỹ” không hề chậm lại, mà thậm chí còn mạnh mẽ hơn với những chiến lược tinh vi hơn, độc lập hơn.
Trung Quốc có 'cứ điểm' sản xuất mới tại châu Âu
(VNF) - Nhân công giá rẻ, trợ cấp doanh nghiệp hậu hĩnh và chính sách thân thiện với Trung Quốc là những yếu tố giúp Hungary trở thành điểm nóng đầu tư của Trung Quốc tại châu Âu.
130 ngày dấn thân vào chính trường: Đoạn đời sóng gió của Elon Musk
(VNF) - 130 ngày dấn thân vào chính trường đã trở thành chặng đường đầy sóng gió với tỷ phú Elon Musk. Tesla tụt dốc, thương hiệu bị tổn hại, cổ đông bất an và niềm tin lung lay. Elon Musk đã quyết định rời nhiệm sở, cam kết toàn lực tái thiết đế chế công nghệ đang chao đảo của mình. Nhưng liệu sự trở lại lần này có đủ sức cứu vãn những gì ông đã đánh mất?
'Khảo sát' dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng sau 2 năm khởi công
(VNF) - Sau hơn hai năm khởi công, dự án cảng Liên Chiểu đã đạt hơn 85% khối lượng thi công phần hạ tầng dùng chung và đang tăng tốc để về đích.