Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Biến chủng Omicron ban đầu được đặt tên khoa học là B.1.1.529, được WHO chỉ định là “biến thể cần quan tâm”, tức nhóm các biến chủng có khả năng lây truyền hoặc độc lực cao hơn, hoặc làm giảm hiệu quả của vắc xin...
Theo WHO, biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại. Bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến thể này tăng lên so với các biến thể khác (các biến thể cần quan tâm).
Omicron là biến thể thứ năm được dán nhãn "cần quan tâm" cho đến nay.
Chủng omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi trong các mẫu được lấy vào đầu tháng 11. Kể từ đó, hàng chục trường hợp đã được phát hiện ở các tỉnh đông dân nhất của quốc gia này là Johannesburg và Pretoria.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số lượng các trường hợp mắc Covid-19 dường như đang gia tăng ở hầu hết các tỉnh ở Nam Phi do sự xuất hiện của biến chủng này.
Ngoài Nam Phi, biến chủng omicron cũng được phát hiện tại Hong Kong (có 2 hành khách đã tiêm phòng đầy đủ), và Botswana, Israsel và Bỉ.
Các chuyên gia cho biết omicron dường như có khả năng lây lan cao hơn, đồng thời tránh được vắc xin dù cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết quả rõ ràng về các nhận định này.
WHO cho biết omicron “có thể có lợi thế về tăng trưởng” và ghi nhận “nguy cơ tái nhiễm gia tăng” so với các biến thể khác.
Mặc dù cho đến nay, vắc xin chủ yếu chống lại các biến thể đáng lo ngại khác, nhưng các nhà sản xuất đã và đang chuẩn bị tinh chỉnh các mũi tiêm nếu cần thiết.
Ngày 26/11, AstraZeneca cho biết họ đang xem xét biến thể omicron để “hiểu thêm về nó và tác động lên vắc xin,” bao gồm cả việc tiến hành nghiên cứu ở Botswana và Eswatini. Công ty cũng đang đánh giá phương pháp điều trị kháng thể chống lại chủng vi khuẩn mới.
BioNTech, công ty đã phát triển vắc-xin mRNA với Pfizer, cho biết họ sẽ đưa ra kết quả nguyên cứu về hiệu quả của vắc xin với biến thể mới sau 2 tuần nữa. Nếu cần, BioNTech có thể điều chỉnh vắc xin của mình trong vòng 6 tuần và bắt đầu vận chuyển các lô ban đầu trong vòng 100 ngày.
WHO đã cảnh báo các quốc gia không nên vội vàng áp đặt các hạn chế đi lại liên quan đến biến thể của Covid-19, đồng thời nói rằng họ nên thực hiện "cách tiếp cận dựa trên rủi ro và khoa học".
Các nhà chức trách toàn cầu đã phản ứng với cảnh báo về biến thể mới được phát hiện ở Nam Phi, trong đó EU và Anh nằm trong số những quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới khi các nhà khoa học tìm cách tìm hiểu xem liệu đột biến này có kháng vắc xin hay không.
Phát ngôn viên của WHO, Christian Lindmeier, nói trong một cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc tại Geneva: "WHO khuyến nghị các quốc gia tiếp tục áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro và khoa học khi thực hiện các biện pháp du lịch".
Mặc dù được cảnh báo, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tạm dừng việc đi lại tới Nam Phi. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng cửa biên giới đối với hành khách từ 5 quốc gia thuộc Nam Phi.
Canada cho biết họ sẽ cấm công dân của 7 quốc gia Nam Phi nhập cảnh, trong khi Mỹ sẽ hạn chế việc đi lại từ Nam Phi và các nước láng giềng, có hiệu lực từ ngày 29/11.
Các quốc gia khác áp dụng biện pháp hạn chế hoặc sàng lọc du lịch bao gồm Ấn Độ, Israel, Thụy Sĩ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Phát ngôn viên của WHO cũng khuyến cáo mọi người nên tiếp tục đeo khẩu trang bất cứ khi nào có thể, tránh tụ tập đông người, để phòng thông gió và giữ vệ sinh tay.
Trong một diễn biến liên quan, sáng 27/11, WTO đã quyết định hoãn hội nghị bộ trưởng đầu tiên của mình trong vòng 4 năm vì sự bùng phát biến thể mới dẫn đến những hạn chế đi lại khiến nhiều bộ trưởng không thể tới Geneva - thành phố đăng cai ở Thụy Sĩ. Hiện chưa có kế hoạch mới cho cuộc họp này.
Xem thêm >> Thị trường chứng khoán thế giới lao đốc do lo ngại về biến thể Omicron
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.