Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hai hãng hàng không đứng đầu Việt Nam là Vietnam Airlines (VNA) và Vietjet vừa đồng loạt công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017. Một trong những điểm đáng chú ý nhất khi so sánh hiệu quả kinh doanh của giữa 2 doanh nghiệp này là "nghịch lý" trong biên lợi nhuận gộp (biên lãi gộp).
Mặc dù Vietnam Airlines hoạt động trong phân khúc khách hàng trung và đặc biệt là cao cấp nhưng biên lãi gộp quý II/2017 lại mỏng hơn Vietjet – hãng hàng không hoạt động trong phân khúc giá rẻ.
Cụ thể, biên lãi gộp quý II/2017 của Vietnam Airlines là 11,5%, trong khi của Vietjet lên đến 15,7%.
Những tưởng "nghịch lý" này là do cơ cấu doanh thu của Vietjet đa dạng hơn Vietnam Airlines khi có thêm doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay. Nhưng không.
Quý II/2017, Vietjet ghi nhận tới 11.283 tỷ đồng doanh thu, trong đó 5.620 tỷ đồng là doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay, 4.218 tỷ đồng doanh thu từ vận chuyển hành khách và 1.432 tỷ đồng doanh thu hoạt động phụ trợ.
Theo tính toán, nếu loại bỏ hoạt động chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay (loại bỏ 5.620 tỷ đồng doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay, đồng thời loại bỏ 4.797 tỷ đồng giá vốn của máy bay đã bán), biên lãi gộp của Vietjet còn lên đến 16,7%, cao hơn cả biên lãi gộp chung và cao hơn nhiều biên lãi gộp của Vietnam Airlines.
Một nguyên nhân khác được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của Vietnam Airlines là việc hãng hàng không này phải "gánh" Jetstar Pacific. Tuy nhiên, nếu loại bỏ "gánh nặng" Jetstar Pacific bằng cách sử dụng số liệu báo cáo tài chính riêng quý II/2017, biên lãi gộp của Vietnam Airlines vẫn mỏng hơn nhiều Vietjet, 10,8% so với 16,5%.
Quý II/2017, Vietnam Airlines đạt doanh thu 19.308 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, Vietjet đạt doanh thu 11.283 tỷ đồng, tăng tới 89%.
Về lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế quý II/2017 của Vietnam Airlines chỉ đạt 168 tỷ đồng, giảm 73%; trong khi của Vietjet là 1.481 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải về việc lợi nhuận giảm mạnh, Vietnam Airlines đề cập đến 2 nguyên nhân. Một là giá nhiên liệu bình quân tăng mạnh (tăng khoảng 37%) và hai là kỳ này, Vietnam Airlines không ghi nhận khoản thu thanh lý máy bay (trên 670 tỷ đồng) và hỗ trợ tín dụng từ hợp đồng mua động cơ (khoảng 306 tỷ đồng) như kỳ trước.
Đối với Vietjet, hãng bay này lý giải nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng mạnh là do công ty tăng đội tàu từ 38 tàu bay tại thời điểm 30/6/2016 lên 45 tàu bay tại thời điểm 30/6/2017.
Thêm vào đó, Vietjet mở rộng thêm 20 đường bay quốc tế và nội địa, đồng thời tăng tần suất chuyến bay, giúp tổng số chuyến tăng thêm 17%. Ngoài ra, quý II/2017, Vietjet thực hiện chuyển giao 5 máy bay thay vì chỉ 2 máy bay trong quý II/2016.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.