Bộ Giao thông vận tải đề xuất 5 phương án xử lý trạm thu phí BOT Cai Lậy

Lê Ngà (TH) - 13/04/2018 14:03 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Giao thông vận tải vừa đề xuất 5 phương án xử lý thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án BOT quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy (BOT Cai Lậy) và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

VNF
Trạm thu phí BOT quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy, Tiền Giang.

Từ khi đi vào hoạt đông vào ngày 1/8/2017, trạm BOT Cai Lậy đã liên tục nhận phải sự phản đối gay gắt từ các tài xế. Trạm thu phí đã trở thành điểm nóng về ùn tắc giao thông và nguy cơ mất kiểm soát về an ninh trật tự địa bàn.

Do diễn biến tại trạm BOT Cai Lậy càng lúc càng phức tạp, ngày 4/12/2017, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trạm BOT Cai Lậy tạm dừng hoạt động trong khoảng 1 tháng để chờ Bộ Giao thông vận tải xây dựng và trình phương án tối ưu để Chính phủ xem xét, quyết định.

Tại tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang ngày 12/4, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết: "Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ 5 phương án thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án BOT quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy".

5 phương án xử lý dự án BOT quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy cụ thể như sau:

Phương án 1: Bộ Giao thông vận tải đề nghị giữ nguyên vị trí trạm thu phí hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm, tức khoảng 30% so với ban đầu. Lúc này các phương tiện nhóm 1 (xe 4 chỗ) sẽ tiếp tục được giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt.

Bộ Giao thông vận tải phân tích phương án này có ưu điểm là không phải bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ, đồng thời giảm một phần chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí đi lại của người dân. Nhược điểm của phương án là phải kéo dài thời gian hoàn vốn.

Phương án 2: Bộ Giao thông vận tải đề xuất lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Lúc đó trạm trên Quốc lộ 1 sẽ thu giá 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu giá 25.000 đồng/lượt đối với các phương tiện nhóm 1.

Ưu điểm của phương án này là giảm một phần phản ứng của một bộ phận người sử dụng. Nhược điểm là phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới khoảng 90 tỷ đồng, địa phương phải bố trí thêm diện tích giải phóng mặt bằng để làm trạm. Đồng thời có thể dẫn đến tình trạng các phương tiện tập trung đi trên Quốc lộ 1 do mức giá ở đây thấp hơn tuyến tránh, gây ùn tắc, tai nạn giao thông.

Phương án 3: Giữ nguyên vị trí trạm mức giá 25.000 đồng/lượt phương tiện nhóm 1, thu giá hoàn vốn khoảng 7 năm 7 tháng. Ưu điểm của phương án này là đảm bảo khả thi về tài chính, không phải bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ, đạt mục tiêu dự án là phân luồng, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường trung tâm thị xã Cai Lậy.

Phương án 4: Bộ Giao thông vận tải đề xuất đặt trạm thu giá trên tuyến tránh. Về lý thuyết có thể dự báo được lưu lượng xe qua tuyến tránh nhưng kết quả sẽ thiếu chính xác do tính chất phức tạp của dự án nên chưa thể định lượng được mức độ chấp nhận của người sử dụng dịch vụ.

Phương án 5: Đàm phán với nhà đầu tư chuyển đổi hình thức hợp đồng tương tự như hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (hợp đồng BLT), xóa bỏ trạm BOT Cai Lậy hiện nay, không thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và dùng vốn nhà nước thanh toán hàng năm cho nhà đầu tư tương ứng với doanh thu hợp đồng BOT đã ký. Thời gian hoàn trả tương ứng thời gian thực hiện hợp đồng BOT (7 năm 7 tháng). Số tiền thanh toán hàng năm có thể phát sinh (đã bao gồm lãi vay phát sinh) lên 2.026 tỷ đồng.

Là một trong 88 tuyến giao thông được xây dựng theo hình thức BOT, tuyến tránh Cai Lậy được xây dựng theo Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 108 của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông.

Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư là 1.398 tỷ đồng (chưa quyết toán), nguồn vốn 100% tư nhân. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 210 tỷ đồng (Bắc Ái góp 136,5 tỷ đồng (65%); TRICO góp 73,5 tỷ đồng (35%)), chiếm 15% tổng mức đầu tư; phần còn lại là vốn vay ngân hàng.

Năm 2014, dự án được khởi công gồm phần tuyến tránh qua thị xã Cai Lậy đầu tư mới dài 12km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và thêm phần bảo trì Quốc lộ 1 đoạn qua Cai Lậy dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, trong đó nâng cấp 14 cầu.

Trạm thu phí ban đầu được thiết kế đặt trên quốc lộ cách vị trí hiện nay 600 m về hướng Vĩnh Long nhưng năm 2015, liên doanh đầu tư, quản lý và khai thác dự án xin điều chỉnh vị trí trạm về vị trí hiện nay.

Nguyên nhân của việc điều chuyển vị trí trạm là do chỗ cũ dân đông, đất thổ cư nhiều và chưa thống nhất khiếu nại đền bù. Việc điều chuyển này cũng được Sở Giao thông vận tải Tiền Giang và UBND huyện Cai Lậy đồng ý.


Xem thêm:  Chưa chốt được phương án, trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn tạm ngừng hoạt động

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.