Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Các doanh nghiệp bất động sản phía Nam cho biết, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NƠXH đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua - bán nhà ở xã hội còn kéo dài, thậm chí phức tạp hơn các dự án nhà ở thương mại.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành, bày tỏ bức xúc rằng thủ tục phê duyệt dự án nhà ở xã hội rất lâu (tối thiểu 600 ngày), cần rút ngắn xuống từ 90 đến 120 ngày để các địa phương công bố các đề án, dự án NƠXH, các doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ. Song song đó, chính quyền thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết 1/500, với tinh thần rút ngắn thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nhà đầu tư làm NƠXH bình đẳng, trung thực với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành
“Thực tế, nhiều địa phương điều chỉnh cục bộ quy hoạch có khi 2-3 năm chưa ra kết quả về quỹ đất phù hợp cho các dự án NƠXH, vì bị quy chiếu bởi một loạt các chỉ tiêu kèm theo về thực trạng dân số, thu nhập, đời sống xã hội. Cần có tiêu chí thông thoáng hơn cho các địa phương khi quy hoạch đất cho NƠXH”, ông Nghĩa nói.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân, cho rằng cần làm rõ khái niệm NƠXH, nhà lưu trú công nhân, nhà lưu trú cho chuyên gia, các cơ chế luật phải thoáng hơn cho nhà đầu tư khi làm NƠXH bởi khi có nguồn cung thì người dân được thụ hưởng. Ông đề nghị cho doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã (HTX) được quyền mua lại NƠXH để cho công nhân, người lao động thuê, khi cần có thể được quyền bán lại bình thường theo quy định đối tượng được mua.
“Về đối tượng được mua NƠXH, theo quy định có 10 đối tượng là cá nhân mua NƠXH. Tuy nhiên, quy định này trong thời gian qua đã hạn chế nguồn cầu về nhà ở xã hội. Do vậy, chúng tôi xin kiến nghị mở rộng đối tượng được mua NƠXH đối với tổ chức (có thể là doanh nghiệp) mua NƠXH để cho cá nhân, người lao động có thu nhập thấp thuê mua hoặc thuê dài hạn hoặc bán cho người lao động của chính doanh nghiệp đó có nhu cầu với giá ưu đãi, đồng thời rút ngắn các thủ tục hành chính”, ông Tuấn chia sẻ.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) ông Lê Hoàng Châu dẫn chứng, từ năm 2015 đến nay, việc vay vốn ưu đãi của chủ đầu tư NƠXH và kể cả người mua nhà cực kỳ khó khăn, thủ tục phức tạp. Thông tư mới đây của NHNN cũng chỉ cho người dân có thu nhập thấp vay để xây và sửa nhà, người tiêu dùng thực chất không được hưởng các chính sách đáng được hưởng.
Với trường hợp địa phương đã bố trí quỹ đất dành cho NƠXH đảm bảo nhu cầu của địa phương, ông Châu đề nghị các bộ, ngành xem xét không cần bố trí thêm quỹ đất NƠXH đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp được phép đóng tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% NƠXH.
Theo đại diện của Công ty Địa ốc Hoàng Quân, làm NƠXH lên tới 5 tầng thì giá thành rất cao, nhà đầu tư rất khó tính toán lời lỗ nên để UBND các địa phương quyết định thiết kế, có thể một trệt, một lầu miễn sao đáp ứng được kinh phí eo hẹp người mua, phát huy hiệu quả mà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Hoàng Quân
Đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng thừa nhận, cần quy định pháp luật thông thoáng hơn để địa phương có quyền quyết định thực hiện quy hoạch, giá bán, giá cho thuê. Việc thẩm định giá bán, cho thuê hiện nay rất nhạy cảm, nhiều hồ sơ doanh nghiệp gửi lên bị ách tắc lại vì không ai dám quyết định câu chuyện giá bán.
Theo ông Lê Hoàng Châu, NƠXH nên giao thẩm quyền cho cấp tỉnh thẩm định giá bán trên cơ sở chủ đầu tư xác định và đề xuất giá bán, sau đó quy định nếu bán vượt quá quy định thì tranh tra, hậu kiểm. Còn đại diện Công ty Hoàng Quân cho rằng, trong dự thảo Luật nhà ở sửa đổi chỉ quy định nhà ở công nhân thì chủ đầu tư làm hạ tầng, khi xây dựng được tính thuế chi phí vào sản xuất kinh doanh, chưa đủ mạnh. Ông đặt vấn đề nên chăng, làm NƠXH, nhà ở công nhân, chủ doanh nghiệp được quyền bán lại công nhân và cả cho chủ đầu tư thứ cấp, họ được quyền tính vào giá thành sản xuất của họ, phải được tính vào chi phí thì họ mới dám bỏ vốn ra.
“Nhà ở lưu trú công nhân thì đối tượng NƠXH cũng nên được quyền mua. Công nhân không đủ tiền để mua, xây dựng ra cho thuê không được, không bán được thì rất khó thuyết phục chủ doanh nghiệp xây. Nhiều địa phương xem việc xây NƠXH, nhà cho công nhân là bước đột phá để thu hút khu công nghiệp, ví dụ tỉnh Bình Phước rất sốt ruột. Vậy nên mở rộng cho các đối tượng thu nhập thấp có thể mua được”, ông Tuấn chia sẻ.
Trao đổi tại hội nghị góp ý kiến Luật Nhà ở (sửa đổi) tại TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo, chủ trì sẽ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Thuế… trong đó quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng; việc quy hoạch, dành quỹ đất phát triển NƠXH; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án; các cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước.
Bộ Xây dựng khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp quan tâm tham gia phát triển NƠXH, nhà ở công nhân, hiến kế tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách. Trong lĩnh vực thúc đẩy các dự án NƠXH, cơ quan soạn thảo Luật nhà ở sửa đổi sẽ tập trung theo hướng phân quyền, phân cấp mạnh hơn cho các địa phương chủ động quy hoạch, phát triển quỹ đất, lựa chọn nhà đầu tư.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu dự thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội dự kiến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu "các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin". Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương tháo gỡ các vướng mắc, sửa đổi, hoàn thiện các quy định để triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân KCN, nhà ở cho các chuyên gia; nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển các khu nhà trọ theo định hướng trên. Nghiên cứu việc quy định một đầu mối quản lý thống nhất ở các địa phương về vấn đề này. Nghiên cứu việc bố trí quỹ đất cho NƠXH tại các dự án nhà ở thương mại một cách linh hoạt, khả thi, hiệu quả, phù hợp tình hình. Cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính phiền hà, rườm rà, không cần thiết, tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có động lực, cảm xúc, cảm hứng để phát triển NƠXH. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.