Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Báo cáo tài chính hợp nhất của SJS cho thấy, quý III/2023, doanh thu thuần đạt 173 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Đây không chỉ là bước nhảy vọt trong năm 2023 mà còn là doanh thu quý lớn nhất trong 6 quý qua của SJS.
Với doanh thu lớn, lợi nhuận gộp cũng tăng 2,8 lần so với cùng kỳ, đạt 72 tỷ đồng, lớn nhất trong 11 quý qua.
Trong quý, SJS chỉ có chi phí quản lý doanh nghiệp là đáng kể, đạt 14 tỷ đồng, tăng 77%. Vì vậy, kết quý III/2023, công ty có lãi trước thuế 58 tỷ đồng, tăng 3,6 lần; lãi sau thuế 35 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của SJS đạt 246 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ, do 2 quý đầu năm quá yếu. Tuy vậy, do cải thiện được giá vốn, lợi nhuận gộp vẫn tăng 24%, đạt 78 tỷ đồng.
Điểm nhấn trong 9 tháng là doanh thu tài chính 111 tỷ đồng, tăng 51 lần, do chuyển nhượng cổ phần trong quý II/2023. Cùng với đó, chi phí tài chính được tiết giảm tới 96%, chỉ 0,4 tỷ đồng; chi phí bán hàng cũng giảm 76%, chỉ 1 tỷ đồng.
Nhờ vậy, SJS đã kết lại 9 tháng với khoản lãi trước thuế 148 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần; lãi sau thuế 103 tỷ đồng, tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của SJS đạt 6.981 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với 55%, đạt 3.837 tỷ đồng, tăng 3%, tập trung chủ yếu tại dự án khu đô thị mới Nam An Khánh (3.772 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, SJS còn 2.316 tỷ đồng là tài sản dở dang dài hạn, tăng 1% so với đầu năm, chiếm 33% tài sản, tập trung ở các dự án: khu đô thị mới Hòa Hải – Đà Nẵng (1.236 tỷ đồng), dự án Văn La – Văn Khê, Hà Đông (541 tỷ đồng), khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì (173 tỷ đồng), dự án Tiền Xuân (156 tỷ đồng)… Như vậy, có tới 88% tài sản của công ty nằm ở các bất động sản dở dang.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng không lớn, giá trị đạt 432 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 109 tỷ đồng, không đổi.
Về nguồn vốn, nợ phải trả của SJS tại ngày 30/9/2023 đạt 4.303 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay chiếm 36%, đạt 1.562 tỷ đồng, giảm 3%.
Đáng kể khác là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm mạnh (-83%) còn 16 tỷ đồng, trong khi đó khoản người mua trả tiền trước dài hạn giữ nguyên ở mức 193 tỷ đồng (tập trung tại dự án khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì).
Vốn chủ sở hữu của SJS tại ngày kết quý III/2023 đạt 2.677 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,6 lần.
Dòng tiền kinh doanh 9 tháng khá xấu khi âm 144 tỷ đồng. Tuy nhiên, SJS đã tích cực thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (160 tỷ đồng) để bù đắp. Vì vậy, dòng tiền đi vay đã giảm 96% so với cùng kỳ, chỉ đạt 16 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần 9 tháng chỉ âm 30 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền cuối quý III/2023 vẫn còn 46 tỷ đồng.
Xem thêm: Dấu hỏi về khả năng thanh toán ngắn hạn của Constrexim – HOD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.