Các cá nhân đã ăn chia tiền bán bò của Công ty Bình Hà thế nào?

Đức Hoàng - 07/04/2020 10:39 (GMT+7)

(VNF) - Trong quá trình hoạt động, 3 cổ đông của Công ty Bình Hà thu từ hai công ty môi giới và các lò mổ hơn 146 tỷ đồng. Thay vì nộp tiền vào tài khoản công ty để BIDV chi nhánh Hà Tĩnh kiểm soát và thu hồi vốn, 3 cổ đông này đã chiếm dụng để góp vốn điều lệ và sử dụng cá nhân.

VNF
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh trước đây

Trần Duy Tùng vạch kế hoạch cho các cổ đông chiếm dụng tiền bán bò

Theo kết luận của cơ quan điều tra, từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2017, BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh đã giải ngân cho Công ty Bình Hà vay 1.377 tỷ đồng để nhập 44.035 con bò Úc từ 3 đối tác Úc và 2 công ty của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Chăn nuôi Gia Lai).

Đến đầu năm 2019, Công ty Bình Hà đã xuất bán 41.819 con bò, bò chết thiêu hủy 1.340 con và tồn 1.096 con.

Cơ quan điều tra xác định Bình Hà bán bò chủ yếu thông qua 2 công ty môi giới là Công ty Hantechco, Công ty Vĩnh Phát và các lò mổ với tổng doanh thu bán bò là 1.344 tỷ đồng.

Số tiền bán bò thu về đã nộp vào tài khoản của Công ty Bình Hà 1.306 tỷ đồng, các lò mổ còn nợ 12,7 tỷ đồng. Số tiền bán bò còn lại chưa thu theo hóa đơn đã xuất là 18,5 tỷ đồng.

Công ty Bình Hà xác nhận các cổ đông của công ty gồm: Đinh Văn Dũng, Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh đã thu từ 2 công ty môi giới và các lò mổ gần 146,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, thay vì nộp tiền vào tài khoản Công ty Bình Hà để BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh kiểm soát và thu hồi vốn thì 3 cổ đông này đã chiếm dụng để góp vốn điều lệ và sử dụng cá nhân.

Cụ thể, 3 cổ đông đã chiếm đoạt 128,2 tỷ đồng để góp vốn vào Công ty Bình Hà nhằm chứng minh vốn đối ứng với BIDV để đủ điều kiện giải ngân.

Doanh nghiệp Bình Hà xác nhận để nâng vốn điều lệ của công ty lên gấp đôi từ 200 tỷ lên 400 tỷ đồng, Trần Duy Tùng đã chỉ đạo các cổ đông chiếm dụng tiền bán bò như trên để góp vốn điều lệ vào công ty.

Nhằm che dấu và hợp thức hóa hành vi trên, đối phó với sức ép thu hồi nợ từ BIDV, Tùng sử dụng Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú (do ông lập ra và làm Chủ tịch HĐQT) ký hợp đồng môi giới bán bò với Công ty Bình Hà để ghi nợ số tiền trên cho Tập đoàn An Phú. Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố vụ án, Tập đoàn An Phú mới chuyển trả đủ số tiền trên cho Công ty Bình Hà.

Số tiền còn lại 18,5 tỷ đồng, Trần Anh Quang đã chiếm đoạt và đến nay chưa hoàn trả cho Công ty Bình Hà.

Hiện không còn con bò nào được nuôi ở dự án tại Hà Tĩnh.

Chủ tịch Công ty Bình Hà nói gì với cơ quan điều tra?

Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Gia Thiều, Chủ tịch HĐQT Công ty Bình Hà khai việc công ty tổ chức bán bò ban đầu do ông Đinh Văn Dũng phụ trách, về sau khi hoạt động bán bò được mở rộng, Tùng đã chỉ đạo Quang tham gia bán bò cùng Dũng.

Quang ở ngoài Hà Nội để thực hiện việc bán bò thông qua công ty môi giới là Vĩnh Phát và Hantechco và bán bò trực tiếp cho các lò mổ nên việc thu tiền bán bò chỉ có Dũng và Quang điều hành và nhận tiền.

“Việc ông Dũng và Quang sử dụng tiền bán bò thế nào do 2 ông quyết định theo chỉ đạo và thống nhất với Trần Duy Tùng”, ông Thiều khai với cơ quan điều tra.

Ngoài ra, khoảng cuối năm 2016, Trần Duy Tùng có điện thoại ông Thiều chỉ đạo nhận giúp 50.000 USD tại Hà Nội. Sau đó, ông Dũng có điện thoại cho ông Thiều nói “có 50.000 USD tạm ứng công việc theo yêu cầu của Tùng” và nói ông Thiều liên hệ với ông Lâm Tăng Khoát để nhận.

Tiếp đó, ông Khoát có điện thoại cho ông Thiều vào giao 50.000 USD tiền mặt cho ông Thiều. Số tiền này, ông Thiều khai đã bàn giao cho Tùng sau đó 1 ngày rồi cùng Tùng đi tiếp đối tác nước ngoài.

Số tiền này, Tùng đã cho đoàn công ty và đơn vị tư vấn đi Colombia để xin Hiệp định thú y, mục đích để xin nhập bò từ Colombia về thay thế cho bò Úc (vì Công ty Bình Hà đang bị cấm nhập bò Úc do vi phạm tiêu chuẩn Escas).

Ngoài ra, Tùng còn tạm ứng lương làm tin cho chuyên gia Úc (do ông Trần Bắc Hà giới thiệu) và định mời về làm Tổng giám đốc Công ty Bình Hà, thay ông Đinh Văn Dũng. Đồng thời, Tùng còn dùng số tiền trên để chuẩn bị cho Hiệp định thương mại Việt Nam – Colombia liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu động vật sống.

Trong 3 việc trên, ông Thiều xác định mới chỉ thực hiện được ký Hiệp định thú y và mời được chuyên gia người Úc về làm việc tại Bình Hà.

Liên quan đến số tiền 50.000 USD nhận từ Lâm Tăng Khoát, ông Thiều nói “không biết nguồn tiền thế nào”. Sau này ông Thiều có hỏi Tùng để yêu cầu Tùng xử lý số tiền này thì Tùng nói đã chỉ đạo Công ty Bình Hà hạch toán vào công ty, còn hạch toán thế nào ông Thiều nói không biết.

Còn về số tiền 450 triệu đồng, Công ty Vĩnh Phát chuyển cho Nguyễn Minh Phong (lái xe Công ty Bình Hà), ông Thiều khẳng định “không biết và không liên quan đến số tiền này, việc này Phong làm theo chỉ đạo của ông Dũng hoặc Quang”.

>>> Xem thêm: Bầu Đức trả lời cơ quan điều tra thế nào về mối liên quan đến 'đại án Bình Hà'?

Cùng chuyên mục
Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

(VNF) - Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt bất cập còn tồn tại và yêu cầu Cục Hải quan Hà Nam Ninh có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Gò Vấp, Bình Thạnh.

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

Giá tăng tới 70%: Đầu tư căn hộ bám tuyến metro lãi đậm

(VNF) - Tại TP. HCM, giá căn hộ dọc theo tuyến metro liên tục gia tăng từ thời điểm mở bán với mức tăng trung bình từ 35% - 70% tùy thuộc vào vị trí, cá biệt có dự án gấp đôi trong giai đoạn 2015 - 2023.

Bảo Tín Mạnh Hải: Doanh thu gần 1.000 tỷ, đóng thuế chưa nổi 20 triệu

Bảo Tín Mạnh Hải: Doanh thu gần 1.000 tỷ, đóng thuế chưa nổi 20 triệu

(VNF) - Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công ty cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải phải đóng chỉ là 19,8 triệu đồng, quá nhỏ khi đặt cạnh doanh thu lên đến gần 1.000 tỷ đồng vào năm 2022.

Thừa Thiên Huế: Loạt nhà máy thuỷ điện bị gọi tên đòi nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Loạt nhà máy thuỷ điện bị gọi tên đòi nợ thuế

(VNF) - Ngoài việc bị “bêu tên” vì chây ỳ nợ thuế, một số doanh nghiệp đang phát triển các Nhà máy Thuỷ điện trên địa bàn Thừa Thiên Huế còn bị Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng biện pháp cưỡng chế hoá đơn.

Đại gia đứng sau vụ thâu tóm dự án 4 mặt tiền ở TP.HCM của Bitexco

Đại gia đứng sau vụ thâu tóm dự án 4 mặt tiền ở TP.HCM của Bitexco

(VNF) - The Spirit of Saigon với 4 mặt tiền giữa trung tâm TP.HCM, thế chấp cho lô trái phiếu 10.000 tỷ của Bitexco vừa được chuyển nhượng cho Công ty Phương Đông Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp bất động sản kín tiếng tại Hà Nội.

59.000 căn hộ chưa có sổ đỏ, TP.HCM lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc

59.000 căn hộ chưa có sổ đỏ, TP.HCM lập Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc

(VNF) - TP.HCM lập kế hoạch tháo gỡ loạt khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án nhà ở thương mại, dự kiến triển khai từ quý IV/2024

'Ác mộng' với các công ty EU: Cảnh báo xung đột pháp lý với Trung Quốc

'Ác mộng' với các công ty EU: Cảnh báo xung đột pháp lý với Trung Quốc

(VNF) - Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang cảnh báo rằng một loạt luật sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến các công ty phải xung đột trực tiếp với luật pháp ở Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến việc "tách rời" một phần của một số chuỗi cung ứng.