Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Vợ chồng anh Hùng chị Hương ở Thanh Xuân, Hà Nội làm khối văn phòng, thu nhập một tháng tổng cộng được 24 triệu đồng. Anh chị kết hôn năm 2016, có một em bé hơn 2 tuổi, sống trong một căn chung cư rộng 80m2 được bố mẹ cho. Chị Hương cho hay, trừ mọi chi phí sinh hoạt, mỗi tháng gia đình chị để dành được 10 triệu đồng.
"Mình chi tiêu hết sức tiết kiệm và thực hiện nghiêm túc kế hoạch tài chính của hai vợ chồng thì mỗi tháng mới để ra được ngần đó. Tháng nào con ốm hoặc nội ngoại hai bên có việc phát sinh thì giữ lại chẳng được là bao. Thấy cứ tích cóp từng đồng như vậy không biết bao giờ kinh tế mới mạnh lên, hai vợ chồng quyết định phải kinh doanh thêm để tăng thu nhập", chị Hương kể.
Sau một thời gian tìm hiểu, vợ chồng chị quyết định đầu tư mua ô tô, thuê tài xế chạy dịch vụ.
Chị Hương cho hay, tháng 1/2018, vợ chồng chị có 250 triệu tiền tiết kiệm, cộng với 150 triệu đồng tiền cưới là 400 triệu đồng. Vay thêm người thân trong nhà 150 triệu đồng, anh chị mua một chiếc xe 5 chỗ cũ, thuê lái 10 triệu đồng/tháng. Cuối tuần, anh Hùng có thời gian sẽ tự chở khách. Trừ hết mọi chi phí, một tháng vợ chồng chị Hương thu về khoảng 15 triệu đồng từ chiếc xe.
Thấy việc làm ăn này khá hiệu quả, tháng 12/2018, vợ chồng chị Hương quyết định cắm sổ đỏ căn hộ đang ở để vay ngân hàng 1,3 tỷ đồng mua thêm một chiếc xe 5 chỗ cũ trị giá 520 triệu đồng và một chiếc 12 chỗ cũng là xe cũ với giá 800 triệu đồng.
"Vợ chồng mình vay ngân hàng trong 5 năm, mỗi tháng phải trả cả gốc lẫn lãi là 32 triệu đồng. Mình thuê tài xế, xe 5 chỗ 10 triệu/tháng, xe 12 chỗ là 14 triệu đồng/tháng".
Vợ chồng anh Hùng chị Hương chấp nhận bán lỗ xe nhưng mấy tháng rồi chưa có ai mua (ảnh minh họa)
Chị Hương cho hay trong vòng một năm đầu, việc kinh doanh của anh chị rất suôn sẻ, lượt khách thuê xe đều. Đặc biệt, hai tháng cuối năm và 3 tháng đầu năm, cả 3 xe hầu như chạy không nghỉ. Khách đặt đi lễ, đi thăm quan kín lịch. Trừ hết mọi chi phí như tiền xăng, bảo dưỡng, lương xế lái, một tháng vợ chồng chị thu về khoảng 50 triệu đồng/tháng. Trừ 32 triệu đồng nợ ngân hàng, anh chị bỏ túi 18-20 triệu đồng.
Vợ chồng chị Hương tính cố gắng trong vòng bốn năm sẽ tất toán nợ ngân hàng, khi đó anh chị chỉ việc thu lời từ ba chiếc xe ấy.
Tuy nhiên, sang đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, mọi hoạt động du lịch, lễ hội trong nước đều dừng lại. Không có khách đặt thuê xe, vợ chồng chị Hương chính thức bước vào giai đoạn lao đao.
"Sau Tết năm 2020, ba chiếc xe của nhà mình hầu như nằm yên vì không có khách. Thi thoảng có khách gọi nhưng chỉ chạy cuốc ngắn. Trong khi một tháng, mình vẫn phải lo gần 60 triệu đồng trả lương xế lái và nợ ngân hàng. Để tiết kiệm chi phí, vợ chồng mình chỉ giữ lại một tài xế chạy cả ba xe, kết hợp với chồng mình chạy cuối tuần vì cũng chỉ thi thoảng mới có khách", chị Hương chia sẻ
Sau 8 tháng cầm chừng, vợ chồng chị chịu không nổi quyết định rao bán hai xe để thu tiền về trả nợ ngân hàng. Chị chấp nhận bán lỗ vốn. Xe 5 chỗ bán với giá 440 triệu đồng, xe 12 chỗ bán giá 650 triệu nhưng mấy tháng rồi vẫn chưa gặp được khách mua. Thực ra, anh chị cũng hiểu tình hình chung, dịch dã bùng phát khắp nơi, không ai muốn đầu tư mua xe chạy.
"Để có tiền trả ngân hàng, chồng mình phải ship hàng thêm, mình cũng nhận thêm việc về nhà, mỗi tháng hai đứa kiếm thêm được 15 triệu đồng. Hai vợ chồng còn đưa con về ở nhờ nhà ông bà nội rồi cho thuê lại căn hộ với giá 7 triệu đồng/tháng. Dồn tất cả các nguồn thu nhập của vợ chồng mới đủ trả nợ ngân hàng".
Chị Hương than thở giờ chỉ mong gặp được khách, bán hai xe trả cho xong nợ, chuộc lại sổ đỏ. Chừng nào chưa cầm được sổ về anh chị còn mất ăn mất ngủ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.