Cán cân thương mại là gì? Những nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại

Thanh Hằng - 24/06/2018 09:54 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Cán cân thương mại (balance of trade) là gì? Những nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại.

VNF
Cán cân thương mại (balance of trade) Là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá (X-M), còn gọi là xuất khẩu ròng (NX)

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (balance of trade) là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá (X-M), còn gọi là xuất khẩu ròng (NX). Các nước quan tâm đến cán cân thương mại (có thể bao gồm cả dịch vụ phi nhân tố) vì cán cân thương mại ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (NX là thành tố của GDP), việc làm và cán cân đối ngoại. Các nền kinh tế đang phát triển cần thu hút nhiều nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể chấp nhận thâm hụt cán cân thương mại trong một thời gian. Nhưng vì không thể chấp nhận tình trạng nhập siêu hoặc xuất siêu trong thời gian dài hạn, nên chính phủ thường vận dụng các chính sách điều chỉnh thích hợp để loại trừ những hiện tượng này.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Những nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại

1. Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

– Đầu tư tăng cao: Chính sách tiền tệ nới lỏng: làm giảm lãi suất trong nước từ đó làm tăng đầu tư trong nước.

– Mức tiết kiệm thấp:  Người dân có mức tiết kiệm thấp. Bên cạnh đó việc tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và bất động sản làm cho người dân có cảm giác giàu hơn từ đó cũng làm tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm.

2. Do lạm phát cao

3. Do thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai.

Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại là do:

– Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, đồng thời suy thoái kinh tế cũng buộc chính phủ tăng chi ngân sách.

– Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do đầu tư tràn lan(thể hiện sự đầu tư của các DNNN), không hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR.

4. Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

Ở Việt Nam, đây là vấn đề thương mại tạo thương mại (tăng tỉ lệ xuất khẩu cũng đồng thời với tăng tỉ lệ nhập khẩu, 2/3 giá trị xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu) và năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước còn thấp. Bên cạnh đó VN chưa gia nhập hoàn toàn vào  chuỗi giá trị trong khu vực mà chỉ đóng vai trò là nơi lắp ráp.

5. Chính sách giảm thuế nhập khẩu

Việt Nam thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và trong WTO.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.