Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cầu Thăng Long là cây cầu nối đường từ sân bay quốc tế Nội Bài về với nội thành TP.Hà Nội. Hiện nay, cầu Thăng Long có khoảng 14 điểm cần phải sửa chữa, theo thống kê của cục Quản lý đường bộ I.
Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã có báo cáo về những sự cố hư hỏng, mặt đường bê tông nhựa trên 5 liên dàn thép của cầu chính Thăng Long được rải trực tiếp trên mặt thép, chịu sự rung lắc của cầu khi khai thác.
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, căn cứ vào hiện trạng, các hư hỏng xuất hiện trên phần mặt cầu đường bộ trên 5 dàn thép của cầu chính cầu Thăng Long. Bên cạnh đó, việc sửa chữa các hư hỏng mặt cầu, thảm bê tông nhựa trực tiếp trên mặt cầu thép tại 5 dàn thép của cầu chính việc đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ phức tạp, phải được nghiên cứu và sử dụng những công nghệ phù hợp.
Mặt đường của cầu Thăng Long bị hằn lún khá sâu
Do đó, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND TP.Hà Nội đề xuất Bộ GTVT chỉ đạo các các đơn vị của Bộ nghiên cứu và tổ chức sửa chữa tổng thể toàn bộ mặt cầu tầng hai trên 5 liên dàn thép của cầu chính trước khi bàn giao cầu Thăng Long cho TP.Hà Nội quản lý.
Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội cũng đề nghị Bộ GTVT, trong thời gian chưa bàn giao chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ I (thuộc Tổng Cục đường bộ Việt Nam) và các đơn vị liên quan tiếp tục công tác duy tu, duy trì mặt cầu đảm bảo an toàn giao thông.
Theo ghi nhận của VietnamFinance, hiện bề mặt của cầu Thăng Long xuất hiện nhiều "sống trâu", đặc biệt có những đoạn phần nhựa bê tông trồi lên tạo thành các ụ nổi cao từ 3 đến 5 cm và bị đẩy vào bên thành cầu, trồi cả bản thép bên dưới.
Chưa hết, có những đoạn có nhiều vết nứt rách kéo dài đến vài mét, sâu từ 5 đến 10cm dọc theo chiều dài của cầu.
Cầu Thăng Long được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1985 theo công nghệ của Liên Xô (cũ). Cầu có chiều dài hơn 3,3 km, bao gồm 2 tầng, tầng 1 phục vụ đường sắt và hai làn xe thô sơ, tầng hai phục vụ ô tô qua lại. Phần cầu chính dài 1.688m, bao gồm 15 nhịp dàn thép được chia thành 5 liên, mỗi liên gồm 3 nhịp dàn thép liên tục. Tại thời điểm năm 2009, trước tình trạng mặt cầu xuống cấp “trầm trọng”, Bộ GTVT đã lập dự án đại tu và giao cho Ban Quản lý Dự án 2 thực hiện thảm lại toàn bộ mặt cầu với tổng chi phí hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ sử dụng được một thời gian, đầu năm 2010 đến nay, mặt cầu lại xuất hiện tình trạng nứt xẻ rãnh, hư hỏng trên diện rộng. Được biết, Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Thái quản lý toàn bộ kết cấu cầu, dàn thép, khe co dãn mặt cầu tầng hai, hệ thống chiếu sáng trên cầu. Cục Quản lý đường bộ I quản lý phần mặt đường ô tô trên 5 liên dàn thép của cầu chính. Còn Sở GTVT Hà Nội quản lý phần mặt đường dẫn hai bên đầu cầu và phần đường bộ hành công vụ, hệ thống lan can. |
Dưới đây là những hình ảnh VietnamFinance ghi nhận tại cầu Thăng Long - Hà Nội:
Mặt đường xuất hiện nhiều vết hằn lún tạo thành những rãnh khá sâu
Mặt cầu Thăng Long bị hằn lún thành vệt dài chạy dọc theo chiều dài của cầu có độ sâu gần 10cm tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn
Mỗi ngày tuyến đường này có hàng trăm lượt xe chạy qua, với tình trạng mặt đường xuống cấp ngày càng nghiêm trọng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao cho các phương tiện lưu thông trên đường
Bề mặt hai bên đường xuất hiện nhiều vết hằn lún, đá sỏi nhô lên lổm chổm
Nhiều đoạn mặt cầu có những tấm sắt nhô lên được chắp vá khá thô sơ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho các phương tiện qua lại là rất cao
Nhiều đoạn đường được chắp vá một cách lởm chởm
Xem thêm: Bộ Nông nghiệp ‘xin’ Chính phủ 575 tỷ đồng cứu 80 hồ chứa nước xuống cấp
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.