Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
UBND TP. Cần Thơ cho biết theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, dự án tuyến Mỹ An - Cao Lãnh có điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km96 + 875 và điểm cuối tiếp giáp với điểm đầu của dự án cầu Cao Lãnh, do vậy tuyến này không nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Theo UBND TP. Cần Thơ, về kết nối giao thông, tuyến Mỹ An - Cao Lãnh có kết nối với đoạn tuyến từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi (bao gồm cầu Cao Lãnh, tuyến Cao Lãnh - Vàm Cống, cầu Vàm Cống, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; trong đó có cầu Vàm Cống và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ), tạo thành trục cao tốc Bắc - Nam phía Tây theo quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 .
Hiện nay, đoạn tuyến từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi đã được Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng theo quy mô đường cao tốc (đã hoàn thành đưa vào khai thác cầu Cao Lãnh, tuyến Cao Lãnh - Vàm Cống, cầu Vàm Cống đồng thời tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2020).
Do vậy, UBND TP. Cần Thơ kiến nghị đầu tư xây dựng tuyến Mỹ An - Cao Lãnh theo quy mô đường cao tốc và sớm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến từ Mỹ An - Cao Lãnh - Rạch Sỏi (trong đó có kết nối với đoạn tuyến từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi).
Về việc Bộ Giao thông vận tải đề nghị phần vốn vay ODA và vốn đối ứng cho dự án được cấp phát từ ngân sách nhà nước nên giảm được áp lực về trần nợ công cho các tỉnh tham gia dự án, UBND TP. Cần Thơ thống nhất với nội dung về cơ chế tài chính trong nước áp dụng cho dự án.
Vào tháng 10 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Theo đó, dự án xây dựng một tuyến đường mới từ Mỹ An đi Cao Lãnh dài 26,16km theo tiêu chuẩn đầu tư phân kỳ đường cao tốc với bề rộng mặt đường 17m cho 4 làn xe lưu thông.
Việc xây dựng tuyến đường trên nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang được đầu tư trong khu vực.
Đồng thời rút ngắn quãng đường và thời gian từ các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên không qua trung tâm TP. HCM (không lưu thông trên quốc lộ 1A hiện đã quá tải) đến đồng bằng sông Cửu Long.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án 4.520 tỷ đồng (196,5 triệu USD), trong đó nguồn vốn vay ODA của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) 3.829 tỷ đồng (166,4 triệu USD), phần còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách 691 tỷ đồng (tương đương 30,04 triệu USD).
Dự kiến thời gian triển khai thực hiện dự án là 4 năm sau khi hiệp định tài trợ có hiệu lực.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.