Cảng Sài Gòn muốn cho Liên doanh SSIT vay 24 triệu USD để tái cấu trúc tài chính

Duy Phan - 09/11/2022 07:10 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) vừa thực hiện xin ý kiến cổ đông về việc thông qua chủ trương để Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (Liên doanh SSIT) vay số tiền 24 triệu USD để thực hiện tái cấu trúc tài chính.

VNF
Cảng Sài Gòn muốn cho Liên doanh SSIT vay 24 triệu USD để tái cấu trúc tài chính.

Theo giới thiệu, Liên doanh SSIT do 3 công ty góp vốn gồm Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm 11,07%, Cảng Sài Gòn sở hữu 38,93% và Công ty TNHH SSA Holding International Việt Nam (Mỹ) nắm giữ 50% vốn điều lệ. Trụ sở của SSIT đặt tại khu phố Phước Lộc, phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Liên doanh SSIT là đơn vị khai thác dự án Cảng SSIT. Dự án cảng SSIT được xây dựng từ năm 2006 và ngủ đông đến năm 2016 do tình hình khủng hoảng tài chính năm 2008, Liên doanh SSIT được đưa vào khai thác container trở lại từ năm 2018 cho đến nay.

Theo tờ trình của Cảng Sài Gòn, hiện tình hình tài chính của Liên doanh SSIT đang có vấn đề khi công ty chưa thu xếp đủ để thanh toán nợ đáo hạn.

Đến ngày 31/8/2022, Liên doanh SSIT còn nợ 5 tổ chức tín dụng tổng số tiền 47,7 triệu USD (trong đó 43,2 triệu USD là nợ quá hạn). Theo lịch trả nợ vay, trước ngày 15/12, Liên doanh SSIT phải trả nợ dứt điểm tổng số tiền trên cho các tổ chức tín dụng.

“Trước thời điểm ngày 15/12/2022, các thành viên góp vốn vào Liên doanh SSIT và các tổ chức tín dụng cần thống nhất được phương án tái cơ cấu nợ vay (giãn nợ gốc vay hay trả dứt điểm nợ một lần) của Liên doanh SSIT.

Nếu sau ngày 15/12/2022, các thành viên góp vốn và tổ chức tín dụng không thống nhất được phương án tái cơ cấu nợ vay của Liên doanh SSIT sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý, rủi ro không lường trước được”, Cảng Sài Gòn nhấn mạnh.

Thực tế từ năm 2019 đến nay, Liên doanh SSIT đang hoạt động ổn định và bắt đầu có lãi sau thuế. Mỗi năm doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng trưởng. Tuy nhiên dòng tiền của công ty vẫn không thể thu xếp để trả nợ vay cho các tổ chức tụng đúng theo lịch trả nợ.

Theo Cảng Sài Gòn, sau khi Liên doanh SSIT trả dứt điểm nợ vay cho các tổ chức tín dụng và không còn bị kiểm soát dòng tiền, công ty sẽ thanh toán các khoản nợ tiền thuê cơ sở hạ tầng còn tồn đọng, trì hoãn cho Cảng Sài Gòn nhiều năm qua là 10,6 triệu USD (các năm 2012, 2019, 2020 và 2021) và tiền thuê đất năm 2022 là 3,5 triệu USD. Dự kiến sẽ trả trong quý I/2023. Đồng thời Cảng Sài Gòn được hoàn nhập trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và tăng lợi nhuận.

Với tình hình trên, số tiền mà Liên doanh SSIT cần hỗ trợ tài chính từ các thành viên góp vốn là 48 triệu USD, trong đó Cảng Sài Gòn và Công ty SSA Holding International Việt Nam mỗi bên góp 24 triệu USD.

Cảng Sài Gòn dự kiến dùng nguồn vốn nhàn rỗi để hỗ trợ tài chính cho Liên doanh SSIT. Liên doanh SSIT sẽ phải lại trả tiền cho các thành viên góp vốn trong thời gian ba năm nhưng có thể gia hạn thêm một năm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.