Tài chính

Câu chuyện đầu tư năm 2021: Rót tiền vào cổ phiếu ngành nào?

(VNF) - Cổ phiếu các ngành bất động sản, ngân hàng, bán lẻ, dược phẩm, cảng biển, thủy sản và công nghệ thông tin được dự báo sẽ diễn biến khả quan trong năm 2021.

Câu chuyện đầu tư năm 2021: Rót tiền vào cổ phiếu ngành nào?

Câu chuyện đầu tư năm 2021: Rót tiền vào cổ phiếu ngành nào?

VN-Index có thể vượt xa mốc 1.200 điểm trong năm 2021

Mặc dù VN-Index ghi nhận mức tàng 8,9% so với đầu năm 2020 tại ngày 11/12/2020 nhưng năm 2020 có thể coi là một năm biến động nhất của thị trường chứng khoán trong suốt nhiều năm qua với hai gam màu sáng tối rò rệt.

Giai đoạn trong tháng 3 là giai đoạn khó khăn nhất khi cú sốc Covid-19 đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo và có thời điểm chạm mốc 660 điểm, tương ứng mức giảm hơn 30% so với đâu năm. Thêm vào đó, việc khối ngoại liên tục bán ròng làm tình hình càng tiêu cực hơn.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, thị trường dần "sáng" với nhịp tăng bền bỉ bởi nhiều yếu tố hỗ trợ như: tình hình phòng chống Covid-19 khả quan, GDP Việt Nam tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, thông tin tích cực về vắc xin Covid-19. Ngoài ra, các yếu tố khó lường như kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng đã trải qua khá "yên ả" và không có nhiều tác động ảnh hưởng đà tăng của thị trường.

VN-Index biến động mạnh trong năm 2020 nhưng ghi nhận cái kết ngọt ngào

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo chiến lược năm 2021 công bố gần đây, năm nay, xét về những triển vọng tích cực, sự phục hồi rõ ràng hơn của nền kinh tế khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát sẽ là trụ đỡ cho đà táng bền vững của thị trường.

Bên cạnh đó, việc lãi suất vẫn đang được duy trì ở mức thấp khiến kênh đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh sinh lời hấp dẫn, từ đó thu hút dòng tiền của nhà đầu tư trong nước. Dòng tiền của khối ngoại củng sẽ khả quan hơn khi kinh tế Mỹ và các quốc gia phát triển vẫn chưa thoát khỏi "cơn sốt" Covid trong năm 2021 thì cơ hội cho Việt Nam với lợi thế kinh tế hồi phục nhanh chóng sẽ hưởng lợi hơn các quốc gia đang phát triển khác.

Ngoài ra, các thông tin như Việt Nam có thể được nâng hạng trong rổ chỉ số FTSE và vắc xin có thể được ban hành rộng rãi trong năm sau có thể là những yếu tố tác động tích cực đến thị trường.

Tuy nhiên, việc thị trường tăng nhanh sẽ kích thích việc gia tăng sử dụng margin của nhà đầu tư cá nhân (hiện đang chiếm đông đảo trên thị trường) làm rủi ro thị trường lên cao. Một yếu tố khác nhà đầu tư cần lưu tâm là việc gần đây Mỹ đã dán nhãn Việt Nam là "thao túng tiền tệ" sẽ làm gia tăng nguy cơ Mỹ đánh thuế lên các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam và ảnh hưởng tâm lý chung của thị trường.

Theo đánh giá của VDSC, điểm sáng lớn nhất là sự nỗ lực của chính phủ trong việc điều tiết cả hai chính sách là tài khóa và tiền tệ sau những diễn biến phức tạp của Covid-19. Điều này sẽ là yếu tố chính để đấy nhanh quá trình phục hổi của doanh nghiệp sau những tác động nặng nề của dịch bệnh.

Trong bối cảnh dòng tiền đang khá dồi dào với giao dịch trung bình hằng ngày ở mức 8.000 - 9.000 tỷ (trong 2 tháng 11 và 12 năm 2020), thậm chí có phiên kỉ lục lên tới 15.000 tỷ thì cơ hội đầu tư đã rõ ràng hơn. Tuy nhiên, theo VDSC, nhà đầu tư cần cân nhắc và chọn lọc kĩ càng khi một số cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua.

"Trên cơ sở đó, mức tăng điểm của VN-Index trong 2021, sau khi vượt qua được ngưỡng 1.000 điểm, sẽ bám sát những diễn biến của kinh tế vĩ mô như các tin tức về lãi suất, vắc xin cùng với dòng tiển của khối ngoại. Từ đó, VN-Index có thể sẽ dao động trong vùng 1.029 - 1.271 điểm", nhóm chuyên gia của VDSC nhận định.

Ngành nào hấp dẫn năm nay?

Theo quan điểm của VDSC, trong năm 2021, lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng vốn gắn chặt với sự vận động của nền kinh tế cũng sẽ dần có bức tranh khởi sắc, dẫn dắt bởi nhóm ngân hàng tư nhân.

VDSC cho rằng năm nay, lãi suất cho vay và huy động có thể được tiếp tục duy trì ở mức thấp khi các doanh nghiệp cần thời gian phục hồi, ít nhất là một hay hai năm tới sau Covid-19. Ngoài ra, việc chưa có dấu hiệu đảo chiều lãi suất của các ngân hàng lớn trong tháng 12/2020 cũng hỗ trợ luận điểm trên. Các ngành hưởng lợi sẽ là nhóm ngành có cơ cấu vốn vay trên tổng tài sản cao.

Do đó, công ty chứng khoán này nhận thấy tiểm năng ở các cổ phiếu bất động sản. Với nhóm bất động sản, đây vốn là các doanh nghiệp sử dụng nợ vay cho các dự án lớn và sẽ hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng lãi suất giảm. Ngoài ra, việc lãi suất cho vay bất động sản đang ở mức thấp nhất trong 10 năm sẽ càng kích thích nguồn cầu từ người mua nhà tiềm năng.

Thêm vào đó, nguồn cung cũng được hỗ trợ thêm vể các vấn đề pháp lý khi các Luật Xây dựng bổ sung, Luật Đầu tư bổ sung, Nghị định 148 sẽ có hiệu lực ngay trong năm sau. Từ đó, các chủ đầu tư cũng sẽ mạnh dạn hơn trong việc phát triển dự án và mở bán khi cung cầu đểu được hỗ trợ.

Tựu trung, xu hướng chung của ngành là tương đối tích cực.

Trong các cổ phiếu bất động sản, VDSC ưa thích cổ phiếu VHM, NLG, KDH với ưu thế vể các quỹ đất lớn và tình hình tài chính lành mạnh.

Đối với ngành ngân hàng, nhóm chuyên gia nhấn mạnh mặc dù các ngân hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh nhưng vẫn có nhiều điểm sáng. Dẫn đầu là nhóm ngân hàng quốc doanh vốn đã dành năm 2020 để chuẩn bị nhiều bộ đệm dự phòng thay vì tập trung tăng trưởng, bên cạnh đó, có một vài ngân hàng tư nhân có khả năng chống chịu trong kịch bản xấu.

Trong số các cổ phiếu ngân hàng, VDSC cho hay TCB là ngôi sao đang lên, kì vọng sẽ mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn. TCB là ngân hàng tư nhân có hiệu quả hoạt động vượt trội với chỉ số NIM cao nhất thị trường. Ngoài ra, thu nhập lãi ngoài sẽ dẫn dắt tăng trưởng của TCB trong tương lai.

"Với tập khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn và trung thành, tập khách hàng cá nhân thuộc nhóm thu nhập khá và cao và nền tảng công nghệ tiên phong, TCB sẽ duy trì tốt thị phần và gây áp lực lên các ngân hàng khác", công ty chứng khoán này nhận định.

Nguồn cung nhà ở dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2021. Nguồn: VDSC

Bên cạnh câu chuyện lãi suất, triển vọng thu nhập người dân được phục hồi sau khi dịch bệnh qua đi cũng là yếu tố hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Theo VDSC, khi sức mua hàng dần ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, ngành bán lẻ vốn chiếm tỷ trọng lớn (78%) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn khi đã có mức hồi phục vô cùng ấn tượng sau cao điểm dịch bệnh (đi theo hình chữ V).

Cụ thể, tăng trưởng bán lẻ từ mức tăng trưởng âm trong tháng 4 (-13%) đã hổi phục mạnh mẽ sau đó với 7 tháng tăng trưởng liên tiếp. Tính đến tháng 11, doanh thu bán lẻ đã tăng trưởng hai chữ số (+13%) và cao nhất kể từ đầu năm.

Trong các doanh nghiệp bán lẻ, VDSC nhận thấy MWG là doanh nghiệp đại diện cho ngành bán lẻ khi cung cấp các sản phẩm gắn chặt với sức mua của người tiêu dùng như rau củ, thịt cá đến những sản phẩm điện lạnh, điện máy (tủ lạnh, máy giặt) và điện tử (điện thoại).

"Hưởng lợi từ sự hổi phục sức mua của người tiêu dùng, MWG là cổ phiếu có tiềm năng lớn trong giai đoạn sắp tới", nhóm chuyên gia nêu quan điểm.

Cụ thể, câu chuyện tăng trưởng của MWG là khá rõ nét khi doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu trong hai mảng điện máy (42% thị phần) và điện thoại (50% thị phần).

Ở mảng điện máy, việc nhân rộng mô hình Điện máy Xanh Super mini sẽ là bước đi chiến lược quan trọng nhằm gia tăng thị phần vùng nông thôn, vốn còn rất nhiều dư địa, qua đó giải bài toán tăng trưởng. Điều này cùng với sự tiếp diễn của quá trình chuyển đổi các cửa hàng Thế giới di động sang Điện máy Xanh sẽ giúp MWG vượt qua gia đoạn bất ổn trong sức mua của các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như điên tử, điện thoại, vốn nhạy cảm khi thu nhập khả dụng chịu ảnh hưởng.

Trong khi đó, mảng bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) thông qua chuỗi Bách Hóa Xanh đang không ngừng cải thiện hiệu quả hoạt động khi chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA không chỉ tại cấp độ cửa hàng mà còn ở cấp độ kho, cho hơn 1.600 cửa hàng vào cuối quý III/2020.

VDSC cho rằng trong thời gian tới, hiệu suất và độ bao phủ của hệ thống trung tâm phân phối (DC) sẽ tiến tới ngưỡng tối ưu, góp phần giảm tỷ lệ chi phí chung/doanh thu. Qua đó, mức lỗ của chuỗi Bách hóa Xanh sẽ dần được hạn chể và kỳ vọng có lãi từ quý IV/2021.

Việc thu nhập khả dụng dần hồi phục sau ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 được dự báo sẽ giúp mức tiêu thụ các sản phẩm có giá trị cao như trang sức trở nên khả quan hơn.

Trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trang sức, VDSC đặc biệt ưa thích cổ phiếu PNJ. Đây là nhà bán lẻ trang sức có thị phẩn và mạng lưới cửa hàng lớn nhất cả nước. Đặc biệt, doanh nghiệp là một trong số ít doanh nghiệp đứng vững trước dịch bệnh khi doanh thu bán lẻ trang sức vẫn tăng trưởng khi toàn ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực.

"Chúng tôi kì vọng doanh nghiệp có thể tận dụng sự tăng trưởng chung của ngành và chiếm thêm thị phần từ các nhà bán lẻ trang sức nhỏ lẻ (đang chiếm khoảng 70% thị phần) vốn đang thoi thóp sau đại dịch. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ ERP để không ngừng tối ưu hóa vận hành là yếu tố giúp công ty giảm bớt các chi phí và gia tăng thêm lợi nhuận trong thời gian sắp tới", nhóm chuyên gia cho biết.

Ngoài ra, một trong những ngành kì vọng có sự hồi phục cao là ngành dược. Khi đại dịch bùng phát, đa số người dân giữ tâm lý thận trọng khi đến nơi đông người, đặc biệt là các bệnh viện làm cho doanh thu ngành sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thu nhập của một bộ phận người dân giảm do các hoạt động kinh doanh bị đình trệ và sụt giảm mạnh, đặc biệt là ngành du lịch và nhà hàng, khiến chi tiêu y tế chịu tác động tiêu cực trong năm 2020.

Do đó, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ dần quay trở lại khi đây là một trong những hoạt động thiết yếu nhất. Nhờ vậy, chi tiêu y tể nhiều khả năng sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững trong dài hạn.

Trong số các công ty trong ngành, VDSC đánh giá cao triển vọng của IMP. Đây là một trong những doanh nghiệp dược cổ phần có năng lực sản xuất hàng đầu trong nước trong các sản phẩm thuốc generic.

Đến nay, Imexpharm đã có 8 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP và đang thực hiện các thủ tục xét duyệt tiêu chuẩn này cho nhà máy sản xuất thuốc đặc trị IMP4. Hiện nay, các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP vẫn đang hoạt động ở mức công suất huy động thấp, do đó IMP vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng sản lượng.

Bên cạnh đó, xu hướng thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội cũng như mức độ phổ cập Bảo hiểm Y tế ngày càng cao khiến chi tiêu cho thuốc generic nội tăng trưởng nhanh và có lợi cho IMP.

Thu nhập khả dụng bình quân của mỗi người dân Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2021 và 2022

Một câu chuyện cũng được dự báo sẽ dẫn dắt xu hướng đầu tư năm 2021 là việc mở cửa nền kinh tế cùng với các hiệp định giao thương sẽ tạo điều kiện cho các ngành về vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như cảng biển hay xuất khẩu như thủy sản. Bên cạnh đó, lợi thế nhân công giá rẻ và chi phí cạnh tranh cũng là động lực chính giúp các công ty FDI chọn Việt Nam cho các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT).

Trong các doanh nghiệp cảng biển, theo quan điểm của VDSC, GMD là một trong những cổ phiếu sẽ được hưởng lợi lớn với vị thế hàng đầu trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Hiện tại, GMD đang khai thác hệ thống cảng container ở Hải Phòng, TP. HCM và sắp tới là Vũng Tàu với tổng công suất gần hơn 3 triệu TEU/năm, chiếm khoảng gần 20% thông lượng container cả nước. 

Đây là nền tảng vững chắc để GMD nắm bắt xu hướng gia tăng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong những năm tới trong bối cảnh các tập đoàn trên thế giới tiếp tục quá trình dịch chuyển hoạt động sản xuất tới Việt Nam.

Trong các doanh nghiệp xuất khẩu qua các thị trường hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, VDSC đánh giá cao VHC bởi năm 2021, nhu cầu được dự báo sẽ sớm trở lại tại các thị trường chính gồm Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu (chiếm tổng cộng 65% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) nhờ người dân tại các nước này được tiếp cận với các loại vắc xin Covid-19 sớm hơn các nước khác.

VHC với vị thế đầu ngành sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất.

Ngoài ra, sản phẩm collagen-gelatin sẽ là con át chủ bài khi VHC sẽ gia tăng công suất từ 2.000 tấn/năm lên 3.500 tấn/năm từ tháng 10/2020 và dây chuyển mới sẽ vận hành từ đầu năm 2021. Hiểu biết ngày càng cao của người tiêu dùng vể dinh dưỡng lành mạnh là động lực bển vững cho doanh số các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.

Dự báo giá trị và tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2022

Đối với ngành CNTT, ưu thế nhân công giá rẻ và chi phí cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực ở mảng công nghệ cũng sẽ là lợi thế lớn của Việt Nam trong xu thế hội nhập và mở cửa.

Trong bối cảnh đại dịch vừa qua, chi tiêu cho công nghệ lại càng được đẩy nhanh hơn để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu như làm việc, khám chữa bệnh từ xa và tăng cường tự động hóa. Từ đó, FPT với lợi thế là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với một tỷ lệ đáng kể doanh thu từ nước ngoài đến từ việc cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, tư vấn chuyển đối kỹ thuật số cho các nước phát triển sẽ có những triển vọng khả quan hơn trong thời gian sắp tới.

"Cùng với mô hình kinh doanh bền vững với nguồn nhân lực được bảo đảm thông qua hệ thống cơ sở giáo dục của FPT, chúng tôi tin rằng FPT hoàn toàn có thể giữ được tăng trưởng hai chữ số trong những năm tiếp theo", nhóm chuyên gia của VDSC nhấn mạnh.

Tin mới lên