Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Giáo sư Vũ Hà Văn sinh ngày 12/6/1970 tại Hà Nội, trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ông là con trai nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là dược sĩ Đào Thị Hường.
Giáo sư Vũ Hà Văn và cha - nhà thơ Vũ Quần Phương
Tiểu sử khoa học của Giáo sư Vũ Hà Văn được Hội Toán công nghiệp và ứng dụng (Society for Industrial and Applied Mathematics/ SIAM) của Mỹ tóm tắt như sau: “Sinh tại Hà Nội, Việt Nam, Vũ tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Eotvos, Budapest, Hungary năm 1994, đỗ tiến sĩ tại Đại học Yale, Mỹ, năm 1998 dưới sự hướng dẫn của GS Laszlo Lovasz, người được tặng Giải thưởng Polya năm 1979.
Tiếp theo thời gian làm sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, ông làm việc tại Đại học California ở San Diego, với tư cách trợ lý giáo sư, phó giáo sư và giáo sư. Từ mùa thu năm 2005, ông trở thành giáo sư Khoa Toán Đại học Rutgers.
Ông là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris 6 năm 2006. Lĩnh vực ông nghiên cứu bao gồm: toán học tổ hợp, xác suất, và lý thuyết số cộng tính. Ông đã hai lần nhận được Giải thưởng Sloan dành cho các tài năng trẻ ở Mỹ khi viết luận án tiến sĩ (1997), và khi làm nghiên cứu viên (2002), rồi Giải thưởng NSF Career (2003).
Ông là thành viên Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton trong những năm 1998, 2005, và 2007; lần cuối là người lãnh đạo nhóm dự án Số học tổ hợp”.
SIAM đã trao Giải thưởng Polya cho Giáo sư Vũ Hà Văn vào năm 2008 về những ứng dụng của lý thuyết tổ hợp. Tính đến nay, số nhà toán học được tặng Giải thưởng Polya vẫn còn rất ít, và họ đều là những nhà toán học hàng đầu.
Giáo sư Vũ Hà Văn là một trong hai nhà toán học có quốc tịch Việt Nam (người còn lại là GS.Ngô Bảo Châu) mở đầu cho thời kỳ thăng hoa của Toán học nước nhà. Năm 2009, Nhà nước Việt Nam công nhận Vũ Hà Văn là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học Việt Nam, khi ông 39 tuổi.
Trước khi "bắt tay" với Vingroup, Giáo sư Vũ Hà Văn đã nhiều năm về giảng bài ở Việt Nam rất thường xuyên, tham gia chia sẻ và trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà toán học trẻ, các sinh viên toán trong nước.
Ông cũng là người có nhiều trăn trở với sự phát triển của khoa học – công nghệ và giáo dục nước nhà.
Có một câu chuyện về giáo sư Vũ Hà Văn được lan tỏa trong cộng đồng toán học – như một minh chứng về tấm lòng đối với quê hương Việt Nam của ông. Đó là vào năm 2012, cái tên Vũ Hà Văn xướng lên với giải thưởng Fulkerson – giải thưởng quốc tế lớn về toán học trong khuôn khổ khai mạc Đại hội toán tối ưu thế giới (tổ chức ba năm một lần) diễn ra tại nhà hát lớn Berlin, Đức.
Thế nhưng, thay vì tham dự buổi lễ có vinh danh mình, Giáo sư Vũ Hà Văn lại vui vẻ tham gia buổi giao lưu với các bạn sinh viên, học sinh yêu toán tại Huế, trong đó có rất nhiều em bé “còn quàng khăn đỏ và mang vở dán nhãn gấu bông".
Lý do mà ông đưa ra rất mộc mạc: "Đó là hội nghị lớn của toán học Việt Nam và là dịp gặp gỡ nhiều đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào một con đường nhiều chông gai. Sự có mặt của tôi ở đây có lẽ có chút ý nghĩa thiết thực hơn".
Trong một cuộc trò chuyện với báo giới vào mùa xuân 2016, Giáo sư Vũ Hà Văn bộc bạch: “Ngành toán học (xác suất và toán rời rạc) mà tôi theo đuổi mang tính ứng dụng rất mạnh. Hiện tại vai trò của nó trong phát triển kỹ nghệ ở Mỹ rất lớn, nhất là trong công nghệ tin học. Hy vọng một lúc nào đó những kiến thức đó cũng sẽ hữu dụng tại Việt Nam”.
Có lẽ, thời điểm mà ông chờ đợi bao lâu đã đến, khi cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam đang hừng hực khí thế tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0.
Cái bắt tay giữa giáo sư Vũ Hà Văn và “người khổng lồ” Vingroup được kỳ vọng sẽ là “khởi đầu hành động tốt nhất cho những sản phẩm Made in Vietnam, Made by Vietnamese sắp tới”, như lời Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup Võ Quang Huệ.
Mục tiêu của Vingroup trong những năm tới là tạo ra một hệ sinh thái về công nghệ - công nghiệp, trở thành Tập đoàn công nghệ, công nghiệp đẳng cấp quốc tế vào năm 2028; góp phần đưa Việt Nam lên vị trí xứng đáng trên bản đồ công nghệ - công nghiệp thế giới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.