Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thông tin này được Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đưa ra họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2024 diễn ra chiều 17/10.
Theo đó, CBBank sẽ được chuyển giao cho Vietcombank còn OceanBank chuyển giao cho ngân hàng MB.
Ngoài ra, còn hai ngân hàng khác là Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) dự kiến sẽ tiếp tục được chuyển giao lần lượt các ngân hàng khác trong tương lai.
Bên cạnh chuyển giao ngân hàng bắt buộc, ngành ngân hàng cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong quý III/2024. Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết: “Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Song, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khởi sắc, ngành ngân hàng cũng ghi nhận được nhiều kết quả đáng khích lệ".
Tính đến nay, tín dụng toàn hệ thống tăng khoảng 9% so với cuối năm 2023. Với thanh khoản tốt và còn nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng, các TCTD hiện có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn cho vay đối với nền kinh tế.
Bên cạnh các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, NHNN cũng đã tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng (nay nâng lên 140.000 tỷ đồng) cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản hay mới đây nhất là Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Nói thêm về chương trình cho vay nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đang hướng đến giảm lãi suất thêm 1% cho người mua nhà xã hội và kéo dài thời gian ưu đãi từ 5 năm lên 10 năm.
Trong khi đó, chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản,… cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực khi đến nay đã giải ngân được hơn 40.000 tỷ đồng. “Quy mô của gói tín dụng này có thể được nâng lên 60.000 tỷ đồng với sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại hơn và tiếp tục nâng thêm quy mô nếu giải ngân hết”, ông Đào Minh Tú cho hay.
Liên quan đến thị trường vàng, đại diện NHNN cho biết hiện đã hoàn tất thanh tra 4 nhà vàng và 2 ngân hàng thương mại. “Hiện đoàn thanh tra đang trong quá trình đưa ra kết luận. Từ kết quả thanh tra, NHNN sẽ xem xét, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp căn cơ nhằm bình ổn thị trường vàng thời gian tới”, đại diện NHNN nói.
Trong thời gian còn lại, NHNN sẽ điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp; triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về TTKDTM; các Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Các TCTD, Nghị định 52/2024/NĐ-CP; chuyển đổi số ngành ngân hàng,…
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.