Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Khoản lỗ trong nửa đầu năm 2023 đã kéo dài chuỗi ngày tháng kinh doanh tồi tệ của Signo Land. Trước đó, năm 2022, công ty này đã lỗ sau thuế 163 tỷ đồng.
Với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng, những khoản lỗ đã khiến công ty này âm vốn chủ sở hữu tới 222,5 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của Signo Land đạt 884,9 tỷ đồng; nợ phải trả đạt 1.107,4 tỷ đồng.
Cơ cấu tài sản của Signo Land không được thuyết minh chi tiết, tuy nhiên dựa vào công bố về hệ số thanh toán ngắn hạn (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) là 18,62 lần, có thể suy đoán rằng toàn bộ tài sản của công ty đều là tài sản ngắn hạn (884,9 tỷ đồng) và giá trị nợ ngắn hạn là 45,7 tỷ đồng.
Với công bố về hệ số thanh toán nhanh (tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho/nợ ngắn hạn) là 18,62 lần, có thể suy ra doanh nghiệp gần như không có hàng tồn kho.
Về nợ phải trả, nợ vay từ phát hành trái phiếu riêng lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả, đạt 1.060 tỷ đồng. Đây là giá trị còn lại của lô trái phiếu SNLCH21223001 phát hành ngày 31/12/2021, kỳ hạn 18 tháng, với giá trị phát hành 1.366,6 tỷ đồng của Signo Land.
Ngày 30/6/2023 vừa qua là ngày đáo hạn của lô trái phiếu này, tuy nhiên vào ngày này, Signo Land đã không thể trả được gốc và lãi trái phiếu với giá trị gốc là 1.060,6 tỷ đồng và lãi là 42,3 tỷ đồng. Công ty đồng thời thông báo đang trong quá trình đàm phán với trái chủ.
Ngày 8/7/2023, Signo Land ra thông báo bất thường nói rằng đã đàm phán thành công với trái chủ trong việc gia hạn kỳ hạn trái phiếu từ 18 tháng lên 33 tháng.
Đến tháng 8/2023, công ty cập nhật tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2023. Theo đó, vào ngày 31/3/2023, công ty chỉ chi trả được 1 tỷ đồng tiền gốc trái phiếu và 41,4 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu. Từ đó đến nay không có thêm bất cứ lần chi trả nào khác.
Về Signo Land, doanh nghiệp này được thành lập ngày 1/10/2015, có địa chỉ tầng 24 tháp B, toà nhà 173 Xuân Thuỷ, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Cảnh Hùng (chủ tịch HĐQT).
Signo Land có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bất động sản 216; đến tháng 11/2019 đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư 216 và tới tháng 12/2021 thì mang tên như hiện nay. Sau khi đổi tên thành Signo Land, công ty đã phát hành lô trái phiếu nêu trên.
Được biết, năm 2017, Công ty TNHH Thương mại Bất động sản 216 và Công ty TNHH Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building tại thửa B, khu đất số 216, Trần Duy Hưng (Hà Nội). Dự án được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 2.373 m2, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 52.217 m2, gồm 288 căn hộ; tổng vốn đầu tư dự kiến gần 800 tỷ đồng
Tháng 8/2019, liên danh Hoa Phượng Thăng Long Hà Nội đã có thông báo về việc chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ của dự án nói trên cho Công ty Cổ phần Veracity – một đơn vị có nhiều liên hệ với Signo Land.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.