Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước đó, Công ty TNHH Viettel - CHT (Viettel IDC thuộc Tập đoàn Viettel) đã gửi thông báo đến UBND TP. Hà Nội về việc ngừng cung cấp hạ tầng triển khai dịch vụ công trực tuyến của thành phố từ ngày 4/7 do thành phố chưa thanh toán nợ.
Theo đơn vị cung cấp, dù sử dụng hạ tầng của Viettel nhưng UBND TP. Hà Nội không ký hợp đồng cũng như không thanh toán dịch vụ với số tiền lũy kế lên tới 200 tỷ đồng.
Thành phố từng cam kết hoàn tất thủ tục đấu thầu để thanh toán công nợ cho Viettel IDC trước ngày 30/6. Tuy nhiên, đến thời hạn thanh toán, phía Hà Nội chưa đưa ra bất kỳ kết quả nào về việc thực hiện thủ tục thanh toán công nợ.
Vì thế, nhiều người dân, doanh nghiệp lo ngại việc dừng dịch vụ công của Hà Nội sẽ gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng.
Song trao đổi với phóng viên chiều 3/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định sẽ không có chuyện dừng dịch vụ công của thành phố, vì hai bên (Hà Nội và Viettel) đã “giải quyết xong hết”, thống nhất với nhau về cách thức giải quyết và vận hành.
Khi phóng viên đặt câu hỏi “Vậy nghĩa là Hà Nội đã trả nợ 200 tỷ cho Viettel?”, chủ tịch thành phố không trực tiếp trả lời câu hỏi này mà một lần nữa khẳng định “đã giải quyết xong hết, không có vấn đề gì”.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, cho biết thành phố đã giao Sở Thông tin và Truyền thống phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành để tập trung tháo gỡ những vấn đề này, không để ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
“Bây giờ các bên sẽ cùng tháo gỡ công việc sao cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến cái chung. Tôi nghĩ thành phố và doanh nghiệp sẽ có tiếng nói chung vì tất cả đều hướng tới mục đích phục vụ người dân, doanh nghiệp”, bà Hương nói.
Hỏi về vướng mắc của Hà Nội khi trong thời gian dài không trả tiền cung cấp dịch vụ cho Viettel, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông không trả lời chi tiết mà chỉ nói việc này là “chuyện cũ”, do nhiều yếu tố, gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Bởi vậy, hiện nay các bên vẫn đang tiếp tục trao đổi, phối hợp với nhau để tháo gỡ từng phần.
“Bên Viettel rất thiện chí và bên thành phố cũng rất nỗ lực rồi. Quan điểm của thành phố cũng là lắng nghe ý kiến từ phía doanh nghiệp và giải quyết vướng mắc. Song việc này phải tháo gỡ từ từ, không thể giải quyết trong ngày một ngày hai”, bà Hương chia sẻ.
Hà Nội sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu của Viettel - CHT từ năm 2017 đến nay. Trong suốt khoảng thời gian đó, bà Hương đánh giá Viettel luôn đáp ứng rất tốt về mặt kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ Hà Nội bảo đảm hoạt động ổn định đối với các phần mềm dùng chung của thành phố.
Việc áp dụng hệ thống này cũng giúp thành phố tiết kiệm chi phí, hoạt động minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Lãnh đạo Sở Thông tin thành phố mong muốn Viettel sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố và người dân, hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết vướng mắc, tồn tại, duy trì hoạt động ổn định của trung tâm dữ liệu để bảo đảm các phần mềm dùng chung của thành phố hoạt động ổn định.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.