Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo "Triển vọng kinh tế tài chính năm 2021-2025: Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán" diễn ra mới đây, trả lời câu hỏi của một nhà đầu tư về quan điểm "sau quý I/2021, chứng khoán sẽ đi xuống, bất động sản lên ngôi", ông Trần Anh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (UPCoM: VFS) cho hay thời gian vừa qua, đặc biệt là trong tháng 12, đã xuất hiện dòng tiền "nóng" từ các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Theo ước tính của ông Thắng, hiện giá trị giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 90% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, cao hơn nhiều mức trung bình các năm trước đây vào khoảng 75%.
Chủ tịch VFS cho rằng dòng tiền "nóng" này - tương đương khoảng 15% giá trị giao dịch toàn thị trường - có thể ngay lập tức rút khỏi thị trường chứng khoán khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra những thay đổi về lãi suất theo hướng tăng lên.
"Năm 2021, áp lực tăng lãi suất sẽ bắt đầu xuất hiện do tín dụng phục hồi, cùng với đó, giá cả tăng lên (đặc biệt là giá xăng dầu) khiến lạm phát gia tăng. Lãi suất hiện nay không phải điểm nghẽn, nếu hạ quá thấp thì nền kinh tế có thể không đi theo quỹ đạo mong muốn và tiềm ẩn rủi ro lâu dài". TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia |
Theo Chủ tịch VFS Trần Anh Thắng, khả năng cuối quý II/2021, lãi suất sẽ bắt đầu tăng trở lại theo đà phục hồi của nền kinh tế.
"Khi đó, khả năng rất cao là thị trường sẽ bị rút ròng từ cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn nhà đầu tư cá nhân trong nước mới tham gia thị trường và thị trường chứng khoán sẽ ngay lập tức chứng kiến cuộc khủng hoảng cả về thanh khoản và giá vào cuối quý II/2021", ông Thắng dự báo.
Theo vị lãnh đạo công ty chứng khoán này, dòng tiền rút ra chưa chắc đã chảy sang bất động sản mà sẽ quay trở lại kênh đầu tư an toàn nhất là gửi tiết kiệm.
"Năm 2019, 2020, dòng tiền từ kênh gửi tiết kiệm chuyển sang đầu tư chứng khoán. Sắp tới, dòng tiền đầu tư chứng khoán sẽ lại quay trở lại kênh ngân hàng. Tôi cho rằng đó là nhịp chảy của dòng tiền trong năm 2021", ông Thắng nói.
Năm 2021, Chủ tịch VFS cho rằng các cổ phiếu bất động sản, cảng biển, cao su tự nhiên, dầu khí, tiêu dùng, bán lẻ, thép, điện, thủy sản, dệt may, vật liệu xây dựng và công nghệ có triển vọng tích cực.
Cụ thể, cổ phiếu bất động sản được dự báo sẽ hưởng lợi từ việc kinh tế vĩ mô phục hồi, lãi suất vay mua nhà thấp. Riêng đối với bất động sản khu công nghiệp, các yếu tố hỗ trợ gồm: quỹ đất rộng, sẵn sàng cho thuê, thu hút vốn FDI tăng.
Nhóm cổ phiếu cảng biển cũng có thể trở nên hấp dẫn trong bối cảnh sản lượng qua hệ thống cảng hồi phục, vốn FDI tăng trưởng cùng lực đẩy từ các hiệp định thương mại tự do; bên cạnh đó là hoạt động đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, hạ tầng được hoàn thiện hơn.
Với ngành cao su tự nhiên, VFS kỳ vọng nhu cầu Trung Quốc phục hồi sau dịch Covid-19 sẽ giúp giá cao su tiếp tục tăng.
Cổ phiếu dầu khí nhận được sự hỗ trợ từ triển vọng các dự án khí lớn, cùng với đó là nhu cầu dầu phục hồi theo nền kinh tế. Tương tự, nền kinh tế phục hồi cũng giúp tổng cầu nội địa gia tăng, là tín hiệu tích cực cho cổ phiếu tiêu dùng, bán lẻ.
Các ngành thép, điện cũng hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế, bên cạnh các yếu tố khác như cung không đủ cầu với ngành thép, hay thủy văn thuận lợi với ngành điện...
Các ngành thủy sản, dệt may được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến rủi ro áp thuế từ phía Mỹ sau khi Việt Nam bị dán mác thao túng tiền tệ.
Ngoài ra, công nghệ thông tin tiếp tục là ngành giữ được đà tăng trưởng nhờ cuộc cách mạng trong chuyển đổi số.
Triển vọng trung bình được phía VFS dành cho các ngành hàng không, vận tải, dược, phân bón, săm lốp, đường, chứng khoán và ngân hàng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.