Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều 2/3, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, đại diện Bộ GTVT có thông tin về việc đẩy nhanh nghiên cứu và triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư, đặc biệt là tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 2 làn xe.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ khẩn trương rà soát, nghiên cứu, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và phương án tổ chức giao thông để nâng cao an toàn khai thác trên các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư 2 làn, 4 làn dừng không liên tục và các tuyến quốc lộ khác.
Bên cạnh đó, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, công an địa phương xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông.
Với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch nâng cấp các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư mà Thủ tướng giao, Bộ đã có văn bản gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao làm chủ quản các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư; gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các ban quản lý dự án của Bộ GTVT để khẩn trương rà soát, nghiên cứu đề xuất phương án. Sau đó, từ các ý kiến gửi về Bộ GTVT, sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng trong tháng 3.
Đặc biệt, Bộ GTVT đã chỉ đạo mở rộng, nâng cấp các tuyến cao tốc đã phân kỳ đầu tư, yêu cầu các Ban quản lý dự án khẩn trương rà soát gửi báo cáo về Bộ GTVT.
"Hiện nay có 5 tuyến cao tốc đang khai thác với quy mô 2 làn xe, thực hiện kế hoạch mở rộng 5 tuyến này là ưu tiên số một, các tuyến 4 làn xe thì sẽ tiếp tục cân đối để mở rộng", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết.
Đối với 5 tuyến cao tốc phân kỳ quy mô 2 làn xe, trong đó tuyến La Sơn – Hoà Liên, Bộ GTVT đã báo cáo cấp thẩm quyền và được cân đối bố trí nguồn vốn từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022. Hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư để hoàn thiện theo các trình tự thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật theo phương thức đầu tư công, cố gắng khởi công cuối năm nay, hoàn thành cuối năm 2025, đầu năm 2026.
Đối với tuyến cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình, hiện đang khai thác với quy mô 2 làn xe, quy hoạch 6 làn xe, dự án này được Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan chủ quản và đầu tư theo hình thức PPP. UBND tỉnh Hoà Bình chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư để thực hiện mở rộng tuyến này.
Với đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai do VEC (trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) làm chủ đầu tư, Ủy ban này sẽ chỉ đạo VEC nghiên cứu mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai theo quy mô quy hoạch.
Còn 2 tuyến thuộc Bộ GTVT quản lý là cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, Cam Lộ - La Sơn, Bộ đang chỉ đạo 2 ban quản lý là chủ đầu tư khẩn trương đề xuất phương án nguồn vốn, phương thức đầu tư để báo cáo Thủ tướng mở rộng 2 tuyến này.
"Như vậy sẽ có 5 tuyến cao tốc phân kỳ có quy mô 2 làn xe sẽ được ưu tiên đầu tư trước. Các tuyến còn lại sẽ được Bộ tổng hợp, đề xuất phương án đầu tư để cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm thông tin.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.