'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh thị trường tăng điểm mạnh mà số mã tăng chỉ nhỉnh hơn chút so với số mã giảm cho thấy sự phân hóa đang có dấu hiệu quay trở lại và dòng tiền có dấu hiệu yếu đi ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, áp lực chốt lời T+3 rõ ràng đang đè nặng lên nhóm này.
Trong phiên giao dịch 9/11, VN-Index có thể duy trì đà tăng để chỉ số chính thức vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 860 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức an toàn và tích cực quan sát thị trường để có quyết định hợp lý.
Kết thúc tuần giao dịch, cả 3 sàn đồng loạt tăng điểm, trong đó, VN-Index tăng 23,63 điểm lên mức 868,21 điểm, tương ứng mức tăng 2,8%, HNX-Index tăng 2,01 điểm lên mức 106,37 điểm tương ứng với mức tăng 1,93%, UPCOM-Index tăng 0,05 điểm lên mức 52,84 điểm, tương ứng mức tăng 0,09%.
Thanh khoản trên cả hai sàn HOSE và HNX đều đồng loạt sụt giảm. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 143,9 triệu đơn vị trên phiên sụt giảm 10.15% so với tuần giao dịch trước, trong khi trên sàn HNX đạt 35,45 triệu cổ phiếu trên phiên, giảm 20.58%.
Khối ngoại tuần này đã mua ròng 168,78 triệu đơn vị với tổng giá trị lên tới 7.879,61 tỷ đồng, tăng mạnh so với tuần trước mua ròng 34,41 triệu đơn vị, giá trị 1.287,69 tỷ đồng.
Thống kê tuần qua trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng hơn 160 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7.712,81 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4,2 lần về lượng và tăng gấp gần 5,6 lần về giá trị so với tuần trước.
Trong đó, khối ngoại đã mua vào hơn 499 triệu đơn vị, giá trị 23.343,58 tỷ đồng (tăng gấp gần 4,3 lần về lượng tăng tăng gấp hơn 6,4 lần về giá trị so với tuần trước đó) và bán ra hơn 339 triệu đơn vị, giá trị 15.630,77 tỷ đồng (tăng gấp gần 4,3 lần về lượng và tăng gấp hơn 6,9 lần về giá trị so với tuần trước).
Trên sàn HOSE, với sự xuất hiện của Vincom Retail, thành viên mới của "Câu lạc bộ doanh nghiệp niêm yết tỷ đô" đã khiến thị trường diễn biến bùng nổ trong tuần qua. Ngay sau phiên chào sàn tăng trần và trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 6 trên thị trường,
VRE tiếp tục tạo đột biến khi giao dịch thỏa thuận khủng hơn 16.000 tỷ đồng trong phiên 7/11, đã đưa thanh khoản thị trường lên mức không tưởng, đạt lỷ lục nhất kể từ ngày thành lập.
Nhờ đó, trong tuần qua, VRE đã trở thành cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 136 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 5.523,6 tỷ đồng.
Một trong những mã khác cũng "làm mưa làm gió" thị trường trong tuần qua và cũng được nhà đầu tư ngoại gom mạnh là VNM khi được mua ròng 9,08 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 1.518 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là BID cách khá xa khi được mua ròng 5,19 triệu đơn vị, giá trị 121,08 tỷ đồng.
Trái lại, nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MSN về giá trị với 240,53 tỷ đồng, tương đương khối lượng 4,03 triệu đơn vị.
Nếu xét về khối lượng, CII là cổ phiếu dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với 5,79 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 176,5 tỷ đồng. Tiếp đó, VNG bị bán ròng 1,94 triệu đơn vị, với tổng giá trị 28,7 tỷ đồng.
Giao dịch thị trường tuần qua đã ghi nhận nhiều sự chuyển biến khởi sắc. Dưới sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu blue-chip, VN-Index không ngừng bứt phá và ghi nhận mức tăng gần 24 điểm trong tuần qua.
Đóng vai trò chủ đạo cho đà tăng thị trường vẫn đến từ nhóm cổ phiếu blue-chip. Khả năng luân chuyển tiếp tục duy trì ở mức cao. Dòng tiền lớn liên tục đổ vào các đại diện lớn trong nhóm như VNM, VIC, PLX, GAS… và giúp nhóm blue-chip thể hiện rất tốt vai trò dẫn dắt thị trường.
Cổ phiếu VNM là cổ phiếu nổi bật nhất trên thị trường trong tuần qua. Sự kiện đấu giá chào bán 3.33% cổ phần VNM của SCIC diễn ra vào ngày 10/11 đã trở thành thông tin hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu này.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chỉ ghi nhận sự phân hóa ổn định. Dòng tiền liên tục cho thấy sự "đỏng đảnh" rõ rệt với các nhóm cổ phiếu này trước những cơ hội sinh lời hấp dẫn từ các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Có thể thấy ngay cả các nhịp bứt phá mạnh của VN-Index cũng không thể khiến sắc xanh lan tỏa rộng hơn. Thanh khoản chỉ duy trì ở mức thấp cho thấy xu hướng chủ đạo ở các nhóm cổ phiếu này vẫn chỉ là hồi phục kĩ thuật.
Phiên cuối tuần, tín hiệu giao dịch không có nhiều chuyển biến khi sắc xanh tiếp tục được nối dài trên các chỉ số thị trường. Trong đó, VNM vẫn là đại diện nổi bật nhất với phiên tăng trần và đạt mức giá kỷ lục mới ấn tượng.
Tuần này, tất cả các nhóm ngành đều tăng điểm nhờ sự lan tỏa từ việc bứt phá của VN-Index, trong đó, tài chính tăng mạnh 7,38%, ngân hàng tăng 4,88%, tiện ích cộng đồng tăng 3,97%, dầu khí tăng 4,31%....
Cổ phiếu TIE tăng 39,33% dù không đón nhận thêm thông tin tích cực nào. Thông tin gần nhất là đầu tuần trước, Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định chấp thuận chủ trương chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với lô đất rộng 3.755,4 m2 tại Phú Quốc. Giá trị chuyển nhượng bất động sản không được thấp hơn 3 lần giá trị vốn sổ sách được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất và không bằng hoặc vượt quá 35% giá trị tài sản của Công ty được ghi nhận trên báo cáo tài chính.
Cổ phiếu VRE tăng 28,25%, như vậy VRE đã vượt qua những tên tuổi lớn như VCB, BID, MSN và là mã có vốn hóa lớn thứ 6 trên sàn HOSE. Sang phiên giao dịch thứ 2 (ngày 7/11), thỏa thuận khủng của VRE đã tạo thị trường có phiên thanh khoản kỷ lục, xác lập mức kỷ lục nhất kể từ ngày thành lập.
Cổ phiếu HVG tăng 21,79% trong tuần qua nhiều khả năng đến từ hoạt động thoái vốn của HVG khỏi FMC với hơn 21.16 triệu cổ phiếu – tương ứng 54.28% vốn và sự khởi sắc của hoạt động kinh doanh khi kết quả kinh doanh quý III/2017 đạt kết quả khả quan. Cụ thể, doanh thu quý IV/2017 (kỳ kế toán 01/10/2016-30/09/2017) đạt 3,634 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý IV/2017 đạt gần 34 tỷ đồng so với mức lỗ hơn 100 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, PNC giảm mạnh 24,78%. Rất có thể, mâu thuẫn kéo dài giữa nhóm cổ đông lớn và nhóm cổ đông nắm quyền điều hành doanh nghiệp PNC mà đại diện là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đương nhiệm, là một trong những tác nhân chính tác động tới diễn biến thiếu tích cực của cổ phiếu này.
Được biết, sau 2 lần tổ chức bất thành đến lần thứ 3 vào ngày 26/10 vừa qua Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty đã thông qua việc miễn nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2021 để bầu lại. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới hoàn toàn bao gồm các ông: Đặng Bá Tùng, Nguyễn Hữu Hoạt, Đỗ Hoàng Trang, Nguyễn Đức Long, Huỳnh Đăng Khoa.
Theo báo cáo tài chính quý III/2017, 9 tháng Công ty ghi nhận doanh thu thuần 337 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 74,5% kế hoạch năm (600 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế hơn 17 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ và vượt tới 67,5% kế hoạch năm (10 tỷ đồng).
Cổ phiếu ROS giảm 18.45% trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sức ép chốt lời tăng cao khi cổ phiếu này đã ghi nhận chuỗi tăng giá ấn tượng trong thời gian dài trước đó.
Diễn biến của thị trường đang trong giai đoạn khá khó lường khi biên độ dao động trong phiên đang dần được nới rộng ra. Nổi bật trong tuần qua là các cổ phiếu ngành Ngân hàng, tài chính khi có sự gia tăng đáng kể về mặt điểm số cũng như thanh khoản khớp lệnh.
Trong bối cảnh thị trường tăng điểm mạnh mà số mã tăng chỉ nhỉnh hơn chút so với số mã giảm cho thấy sự phân hóa đang có dấu hiệu quay trở lại và dòng tiền có dấu hiệu yếu đi ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Tuần tới, VN-Index khả năng cao duy trì đà tăng, để chỉ số có thể kiểm định ngưỡng kháng cự tâm lý 870 điểm.
Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức an toàn và tích cực quan sát thị trường để có quyết định hợp lý.
Nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có thể tận dụng những phiên giảm điểm để mua thêm những mã cổ phiếu có triển vọng tích cực.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.