Chuyên gia kinh tế: 'Chi trả nợ của ngân sách vượt quá khoản thu từ dầu thô'

Phương Dung - 25/09/2018 11:08 (GMT+7)

Chuyên gia kinh tế cho biết, trong những năm gần đây 2013 - 2016 chi ngân sách Nhà nước (NSNN) cho trả nợ đã vượt qua khoản thu bằng dầu thô, mặc dù trong giai đoạn 2003 - 2008, chi trả nợ chỉ chiếm khoảng 60% so với thu từ dầu thô.

VNF
Nhiều khoản vay từ những năm 1990 đến nay đã bắt đầu tới hạn trả nợ.

Trong tham luận gửi tới Diễn đàn tài chính diễn ra tuần qua, PGS. TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chính cho biết, từ khi áp dụng Luật Đầu tư công mới, tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (NSNN) đang giảm dần. Cụ thể, tốc độ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển giai đoạn 2012 - 2016 chỉ đạt 6,5% năm thấp hơn nhiều tỷ lệ 17 - 18% mỗi năm (giai đoạn 2007 - 2011) và thấp hơn nhiều tốc độ tăng cho chi thường xuyên (đạt trung bình 14% giai đoạn 2012 - 2016).

Theo ông Cường, dù chi đầu tư của Việt Nam đã giảm xuống trong thời gian gần đây, nhưng chưa phải là quá thấp so với các quốc gia trong khu vực hiện nay. Tỷ lệ chi đầu tư của Chính phủ trên GDP của Việt Nam (9%) thấp hơn so với Mông Cổ (13%) nhưng cao hơn đáng kể so với mức chi của Indonesia (3,3%), Hàn Quốc (4,2%) và Singgapore (6,1%).

"Tỷ lệ chi đầu tư của Việt Nam trên tổng chi tiêu công cao hơn so với hầu hết các quốc gia so sánh. Tuy nhiên, trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn thì việc giảm mạnh chi đầu tư công mà không có nguồn thay thế cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn", vị chuyên gia nhận định.

Theo nghiên cứu của TS Cường, trong cơ cấu chi thường xuyên có thể thấy chi cho giáo dục và đào tạo, y tế tăng lên rất nhanh. "Mức chi cho phát triển con người của Việt Nam không kém gì các quốc gia khác trong khu vực", ông nhận định.

Số liệu nghiên cứu của TS Vũ Sỹ Cường cho thấy, tính theo tỷ lệ so với GDP, mức chi cho y tế và giáo dục ở Việt Nam năm 2012 (2,9% và 5,9%) tương đối thấp hơn so với Mông Cổ (3,1% và 6,9%) nhưng cao hơn tất cả các nước khác có dữ liệu so sánh, bao gồm Indonesia (0,8% và 3,3%), Trung Quốc (0,9% và 3,6%), Hàn Quốc (0,4% và 3,7%) và Singgapore (1,3% và 2,8%).

Đáng lưu ý, chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam không đạt được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu công, tốc độ tăng cho chi hành chính giai đoạn 2010 - 2016 là 19% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001 - 2005 chỉ là 17%. Ví dụ riêng số chi quản lý hành chính cho các cơ quan trung ương đã tăng hơn 12 lần từ 3.000 tỷ đồng năm 2004 lên 37.395 tỷ đồng năm 2015.

Chi lương tăng với tốc độ 11,7% mỗi năm theo giá cố định. Tuy lương cơ bản chỉ tăng 2,3% mỗi năm cho thấy tăng thu nhập và phụ cấp ngoài lương cơ bản có thể là những nguyên nhân chính khiến cho chi lương tăng lên.

Chi tiêu về bảo đảm xã hội ở Việt Nam (3%) nằm ở khoảng giữa so với các quốc gia; mức chi thấp hơn nhiều so với Mông Cổ (16,1%), Trung Quốc (6,6%) và Hàn Quốc (5,4%) nhưng cao hơn so với mức chi của Indonesia (0,8%) và Singgapore (1,8%). Chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội ngày càng chiếm t lệ lớn trong NSNN. Tốc độ tăng khoản chi này là gần 18% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 so với chỉ 11,1% mỗi năm của giai đoạn 2001 - 2005.

Ông Cường cũng cho biết thêm rằng, một trong những khoản chi có vai trò ngày càng lớn trong tổng chi NSNN là chi trả nợ. Với nhiều khoản vay từ những năm 1990 thì đến nay đã bắt đầu tới hạn trả nợ, do vậy hàng năm số nợ phải trả chiếm tỷ trọng khoảng 10 - 12% tổng chi NSNN.

"Về xu thế, số nợ này sẽ tăng dần lên trong những năm tới và điều đó cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Trong những năm gần đây 2013 - 2016 chi NSNN cho trả nợ đã vượt qua khoản thu bằng dầu thô, mặc dù trong giai đoạn 2003 - 2008, chi trả nợ chỉ chiếm khoảng 60% so với thu từ dầu thô", ông cho biết.

Xem thêm >> Viettel Global chính thức lên UPCoM với giá chào sàn 15.000 đồng/cổ phiếu

Theo Dân trí
Cùng chuyên mục
Samsung Ấn Độ: Công nhân đình công, 200 lãnh đạo cấp cao bị sa thải

Samsung Ấn Độ: Công nhân đình công, 200 lãnh đạo cấp cao bị sa thải

(VNF) - Samsung Electronics chuẩn bị sa thải hơn 200 giám đốc các bộ phận tại Ấn Độ do tăng trưởng kinh doanh chậm lại và nhu cầu tiêu dùng giảm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Chủ loạt khách sạn trên 'đất vàng' TP. HCM gánh lỗ 2,2 tỷ đồng mỗi ngày

Chủ loạt khách sạn trên 'đất vàng' TP. HCM gánh lỗ 2,2 tỷ đồng mỗi ngày

(VNF) - Mặc dù là chủ của loạt khách sạn trên "đất vàng" TP. HCM nhưng Công ty cổ phần Bông Sen vẫn ghi nhận khoản lỗ lên tới 401 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024.

Chuyên gia: 'Nhà đầu tư nên phòng thủ trong tháng 9'

Chuyên gia: 'Nhà đầu tư nên phòng thủ trong tháng 9'

(VNF) - "Với những nhà đầu tư thận trọng, giai đoạn này nên ưu tiên yếu tố phòng thủ nhiều hơn", PGS. TS Võ Đình Trí cho hay.

Tín dụng tăng tốc lúc tiết kiệm tụt đỉnh: Ngân hàng lo xoay nguồn vốn

Tín dụng tăng tốc lúc tiết kiệm tụt đỉnh: Ngân hàng lo xoay nguồn vốn

(VNF) - Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Điều này buộc các ngân hàng tìm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp như một giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn'

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: 'Hồ thủy điện Thác Bà an toàn'

(VNF) - "Còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định thủy điện Thác Bà an toàn", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức

Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức

(VNF) - Việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa nhà máy của hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen là triệu chứng của sự bất ổn rộng lớn hơn trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

(VNF) - Cùng với các “ông lớn” khác như VNG, VTCGame hay SohaGame, Garena được xem là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Nhờ việc thu tiền thông qua bán các vật phẩm game giúp doanh thu của công ty ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lãi sau thuế lại khá “mỏng”.

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi quét qua Trung Quốc và Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề cho cả hai quốc gia. Hiện nay, những nỗ lực khắc phục đang được chính quyền và người dân tích cực triển khai để có thể ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

(VNF) - Trước thông tin bị cắt margin, cổ phiếu NVL trên thị trường ngay lập tức phản ứng một cách mạnh mẽ khi rơi xuống mức giá sàn, giảm kịch biên độ còn 11.850 đồng/cổ phiếu.

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

(VNF) - Người dân, doanh nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái...) sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và tiếp tục cho vay mới.