Cuộc khủng hoảng của Volkswagen và 'lời cảnh tỉnh cuối cùng' cho nước Đức

Bích Hợp - 11/09/2024 14:26 (GMT+7)

(VNF) - Việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa nhà máy của hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức Volkswagen là triệu chứng của sự bất ổn rộng lớn hơn trong nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

"Mây đen" bao phủ Volkswagen

Tuần trước, cảnh báo của Volkswagen về việc cắt giảm việc làm và khả năng đóng cửa dây chuyền sản xuất tại thị trường trong nước lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm đã gây chấn động khắp nước Đức.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những "đám mây đen" bao phủ nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức đã hình thành trong nhiều năm do chi phí sản xuất tăng cao, nền kinh tế trong nước suy yếu hậu Covid-19 và sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Chiến lược xe điện (EV) yếu kém của VW cũng đang làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn về doanh thu của công ty.

Volkswagen đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, trong khi chi phí tăng ở trong nước (Ảnh: Matthias Rietschel/dpa)

Nhà sản xuất ô tô này phải tiết kiệm chi phí khoảng 10 tỷ euro (11,1 tỷ USD) trong 3 năm tới, điều này có thể đồng nghĩa với việc mất hàng nghìn việc làm và có khả năng phải đóng cửa một số trong 10 dây chuyền lắp ráp tại Đức.

Những cải cách đau đớn của VW có thể được coi là một phần trong những thách thức lớn hơn mà nền kinh tế trị giá 4,2 nghìn tỷ euro của Đức đang phải đối mặt, trong đó sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, đặc biệt là do nguồn cung cấp khí đốt từ Nga giảm, và mất đi lợi thế cạnh tranh đã gây tổn hại đến tăng trưởng.

"Volkswagen đại diện cho sự thành công của ngành công nghiệp Đức trong 9 thập kỷ qua. Nhưng câu chuyện này cho chúng ta biết bốn năm trì trệ kinh tế và 10 năm sức cạnh tranh quốc tế suy giảm có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào. Chúng khiến các khoản đầu tư kém hấp dẫn hơn", ông Carsten Brzeski, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức, nói với DW.

Nền kinh tế Đức đã suy giảm 0,3% vào năm ngoái, theo cơ quan thống kê quốc gia Destatis. Ba viện kinh tế hàng đầu đã dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng 0% vào năm 2024. Điều này trái ngược với 10 năm tăng trưởng liên tiếp mà Đức đã ghi nhận trước đại dịch Covid-19, giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ khi thống nhất vào năm 1990.

Những ngày tháng tươi đẹp nhất của kinh tế Đức đã qua?

Tin tức chấn động về VW, cùng với những tin tức tiêu cực về các gã khổng lồ công nghiệp khác của Đức, bao gồm BASF, Siemens và ThyssenKrupp, đã góp phần khiến nhiều chuyên gia dự đoán rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất của nước Đức có thể đã qua và sự suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi.

Ông Franziska Palmas, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics có trụ sở tại London, nói với DW rằng: "Thông báo của VW chắc chắn là triệu chứng của tình trạng bất ổn chung trong toàn ngành công nghiệp Đức, chứ không phải là một trường hợp cá biệt".

Ông đồng thời lưu ý rằng sản lượng công nghiệp trong tháng 7 đã giảm gần 10% so với mức đầu năm 2023 và sản lượng công nghiệp đã có xu hướng giảm trong 6 năm.

Đức thu hút đầu tư của TSMC vào cơ sở sản xuất chip mới gần Dresden bằng hàng tỷ USD trợ cấp của nhà nước (Ảnh: Jasmin Beisiegel/dpa)

Bên cạnh các vấn đề ảnh hưởng đến ngành ô tô của Đức, ông Palmas đã nói về "mất vĩnh viễn năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng" kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022, do ảnh hưởng bới chiến sự Ukraine. Capital Economics dự kiến ​​tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của Đức sẽ "tiếp tục giảm trong thập kỷ tới".

Những cơn gió ngược kinh tế từ các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn tiếp tục làm giảm thị phần của Đức trong chiếc bánh kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, các vấn đề địa chính trị ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là giữa phương Tây, Nga và Trung Quốc, đe dọa sẽ tiếp tục đẩy lùi toàn cầu hóa, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Đức.

Khủng hoảng của VW là 'lời cảnh tỉnh cuối cùng'

"Thế giới đang thay đổi và nguồn tăng trưởng kinh tế của chúng ta cũng đang thay đổi. Những vấn đề của VW nên là lời cảnh tỉnh cuối cùng để các nhà hoạch định chính sách Đức bắt đầu đầu tư và cải cách để đất nước có thể trở nên hấp dẫn hơn", nhà kinh tế trưởng của ngân hàng ING tại Đức nhận định.

Tốc độ diễn ra của những cải cách này vẫn chưa chắc chắn, vì cái gọi là "phanh nợ" của Đức (hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu hàng năm ở mức 0,35% GDP) và sự bất đồng giữa các đối tác liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz về ngân sách liên bang năm 2025, có nghĩa là sẽ không còn nhiều dư địa cho các biện pháp kích thích tài khóa nữa.

Dù vậy, bất chấp những luồng tin tức tiêu cực, Đức vẫn là địa điểm quan trọng cho các khoản đầu tư quốc tế. Trong 18 tháng qua, những công ty như Google, Microsoft, Eli Lily, Amazon và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã công bố các kế hoạch chi tiêu lớn.

Berlin đã dành ra khoản trợ cấp khoảng 20 tỷ euro để thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước, đặc biệt là ở miền Đông nước Đức, hỗ trợ các khoản đầu tư của nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC và Intel.

Bà Sudha David-Wilp, giám đốc văn phòng Berlin của tổ chức nghiên cứu German Marshall Fund, cho hay công nghệ sinh học, công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo (AI) và quốc phòng là những lĩnh vực đang phát triển khác của nền kinh tế Đức, và chính phủ có thể hỗ trợ thêm trong khi xây dựng chiến lược công nghiệp mới.

"Không phải tất cả đều là sự u ám và bi quan. Vẫn còn những con đường phía trước để phát triển. Mọi thứ cần phải trở nên tồi tệ trước khi trở nên tốt hơn, và sự thôi thúc đổi mới cần được khơi dậy lại", bà Sudha nhấn mạnh thêm.

Những diễn biến gần đây gợi nhớ đến tình trạng kinh tế khó khăn của Đức vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 1, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (FDP) cho hay Đức hiện đang là một "người mệt mỏi" cần "một tách cà phê ngon" từ các cải cách cơ cấu.

Theo DW
Volkswagen chính thức ‘xuống tay’, phá bỏ loạt cam kết tồn tại hàng thập kỷ

Volkswagen chính thức ‘xuống tay’, phá bỏ loạt cam kết tồn tại hàng thập kỷ

Tài chính quốc tế
(VNF) - Volkswagen ngày 10/9 cho biết họ sẽ hủy bỏ một loạt các thỏa thuận lao động bao gồm cả việc đảm bảo việc làm cho đến năm 2029 tại 6 nhà máy ở Đức, làm dấy lên viễn cảnh sa thải từ năm sau.
Cùng chuyên mục
GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

GARENA: ‘Ông lớn’ game Việt, thu tiền hàng nghìn tỷ mỗi năm

(VNF) - Cùng với các “ông lớn” khác như VNG, VTCGame hay SohaGame, Garena được xem là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Nhờ việc thu tiền thông qua bán các vật phẩm game giúp doanh thu của công ty ghi nhận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lãi sau thuế lại khá “mỏng”.

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

Thiệt hại tỷ đô vì siêu bão Yagi

(VNF) - Siêu bão Yagi quét qua Trung Quốc và Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề cho cả hai quốc gia. Hiện nay, những nỗ lực khắc phục đang được chính quyền và người dân tích cực triển khai để có thể ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

NVL bị cắt margin, cổ phiếu nằm sàn, trắng bên mua

(VNF) - Trước thông tin bị cắt margin, cổ phiếu NVL trên thị trường ngay lập tức phản ứng một cách mạnh mẽ khi rơi xuống mức giá sàn, giảm kịch biên độ còn 11.850 đồng/cổ phiếu.

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn

(VNF) - Người dân, doanh nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái...) sẽ được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và tiếp tục cho vay mới.

Cao tốc ngập úng, cầu lớn bị đâm va và uy hiếp trong lũ lụt

Cao tốc ngập úng, cầu lớn bị đâm va và uy hiếp trong lũ lụt

(VNF) - Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu bão gây mưa lớn, dẫn đến các đoạn cao tốc vào các tỉnh và TP. Hà Nội bị ngập úng. Bên cạnh, nước trên các sông phía Bắc dâng cao, nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, đâm vào các trụ cầu, dầm cầu đường bộ... khiến giao thông bị ảnh hưởng.

Quảng Ninh: Nỗ lực vận hành sớm nhất các công trình hạ tầng

Quảng Ninh: Nỗ lực vận hành sớm nhất các công trình hạ tầng

(VNF) - Dồn toàn lực 100% nhân sự, bất kể ngày đêm, các đơn vị vận hành Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Vân Đồn, Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Mong Cái, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long nỗ lực đưa vào vận hành và duy trì giao thông thông suốt bộ ba “Không – Thủy – Bộ” tại Quảng Ninh

Đà Nẵng cho thuê 1ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần 
gọi mời nhưng không có khách

Đà Nẵng cho thuê 1ha đất vàng giá 1.336 tỷ, 2 lần gọi mời nhưng không có khách

(VNF) - Khu đất có ký hiệu A1-2-1 thuộc vệt trục đường từ cầu Sông Hàn ra biển đường Phạm Văn Đồng đấu giá theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, số tiền khoảng 1.336 tỷ đồng, đưa ra đấu giá 2 lần nhưng không thành.

Những trận 'đại hồng thủy' lớn nhất lịch sử tàn phá miền Bắc

Những trận 'đại hồng thủy' lớn nhất lịch sử tàn phá miền Bắc

(VNF) - Địa thế chung của hệ thống sông Hồng rất hiểm trở, phần lớn diện tích là miền núi, địa hình dốc và tập trung nhiều tâm mưa lớn nên khu vực miền núi tập trung lũ nhanh và tạo ra lũ lớn đổ về vùng đồng bằng trong mùa mưa bão.

Lũ quét kinh hoàng: Bùn đất vùi lấp thôn bản, trăm người thương vong

Lũ quét kinh hoàng: Bùn đất vùi lấp thôn bản, trăm người thương vong

(VNF) - Kinh hoàng nhất phải kể đến là trận lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (H. Bảo Yên, Lào Cai) đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, nơi ở của 35 hộ dân, 128 khẩu cư trú.