Volkswagen chính thức ‘xuống tay’, phá bỏ loạt cam kết tồn tại hàng thập kỷ
(VNF) - Volkswagen ngày 10/9 cho biết họ sẽ hủy bỏ một loạt các thỏa thuận lao động bao gồm cả việc đảm bảo việc làm cho đến năm 2029 tại 6 nhà máy ở Đức, làm dấy lên viễn cảnh sa thải từ năm sau.
- Xe Trung Quốc tràn vào châu Âu, đẩy Volkswagen vào khủng hoảng 09/09/2024 09:38
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu đang hủy bỏ chế độ đảm bảo việc làm đã tồn tại trong nhiều thập kỷ như một phần của chiến dịch cắt giảm chi phí gây ra xung đột với người lao động khi Volkswagen đang phải vật lộn để cạnh tranh với các đối thủ châu Á.
“Công ty buộc phải làm như vậy vì những thách thức kinh tế hiện tại”, Volkswagen cho biết trong một tuyên bố.
Theo đó, Volkswagen sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo vệ việc làm, vốn có hiệu lực với lực lượng lao động tại Đức kể từ năm 1994, cũng như thỏa thuận lương cho những nhân viên giữ chức vụ chuyên gia hoặc lãnh đạo.
Công ty cũng cho biết sẽ hủy bỏ các hợp đồng lao động tạm thời và những hợp đồng quy định rằng công ty phải tuyển dụng những người học việc đã hoàn thành khóa đào tạo.
Thông báo của Volkswagen nêu rõ chế độ bảo đảm việc làm cho nhân viên vẫn được duy trì cho đến ngày 30/6/2025, đồng thời cho biết thêm rằng hãng sẽ bắt đầu đàm phán với đại diện của người lao động.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 10/9, Chủ tịch Hội đồng Công nhân Daniela Cavallo nhắc lại lời cảnh báo trước đó rằng sẽ có sự phản đối đối với kế hoạch của Volkswagen.
"Công ty thực sự đã có những động thái như chúng tôi đã lường trước. Và tôi xin nhắc lại rằng chúng tôi sẽ phản kháng dữ dội trước 'cuộc tấn công' lịch sử này vào công việc của chúng tôi. Với chúng tôi, sẽ không có chuyện sa thải”, bà nhấn mạnh thêm.
Cùng ngày, ông Thorsten Gröger, nhà đàm phán chính tại tổ chức công đoàn lớn nhất của Đức IG Metall, sẽ có những phản đối đối với việc chấm dứt thỏa thuận bảo vệ việc làm và đặc biệt là khả năng đóng cửa các nhà máy của Volkswagen.
“Bảo đảm việc làm không chỉ cần thiết trong thời kỳ tốt đẹp, mà đặc biệt là trong thách thức hiện tại, nó phải là một túi khí cho người lao động. Bây giờ, khi đường trơn trượt và ngày càng có nhiều chướng ngại vật trên đường, VW sẽ loại bỏ túi khí này. Chúng tôi sẽ không im lặng chấp nhận điều này và sẽ hành động”, ông Thorsten nêu rõ.
Công đoàn IG Metall trước đó đã nói rằng họ có thể cân nhắc chuyển sang chế độ làm việc bốn ngày một tuần như một giải pháp thay thế cho việc đóng cửa, giống như chiến dịch cắt giảm chi phí trước đó vào những năm 1990.
Động thái của Volkswagen diễn ra sau lời đe dọa rằng hãng này có thể đóng cửa các nhà máy tại Đức lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm của mình, gây chấn động khắp ngành ô tô toàn cầu và khiến chính phủ cấp cao của Đức lo ngại.
Lời đe doạ của của Volkswagen được đưa ra trong bối cảnh các hãng xe lớn của châu Âu đang phải đối mặt với vô vàn thách thức trên con đường tiến tới điện khí hóa hoàn toàn.
Giám đốc Lao động của công ty, ông Gunnar Kilian cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi phải giúp Volkswagen AG giảm chi phí tại Đức xuống mức cạnh tranh để có thể đầu tư vào các công nghệ và sản phẩm mới bằng chính nguồn lực của mình".
Trong nỗ lực chống lại sự bất ổn xung quanh các thỏa thuận lao động, ông Kilian cho biết Volkswagen đã đề nghị đẩy nhanh đàm phán tiền lương.
Các cuộc đàm phán như vậy dự kiến bắt đầu vào giữa đến cuối tháng 10, nhưng hội đồng công nhân đã kêu gọi các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng này.
'Trận động đất' tại Volkswagen và cuộc khủng hoảng cho nước Đức?
- ‘Cơn gió lạnh’ địa chính trị làm 'nguội' dòng vốn Nhật Bản vào Trung Quốc 10/09/2024 03:21
- Người Mỹ mất 5,6 tỷ USD do lừa đảo đầu tư tiền điện tử 10/09/2024 10:40
- Trung Quốc tài trợ thêm 51 tỷ USD cho châu Phi, hứa hẹn 1 triệu việc làm 05/09/2024 03:15
Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.