CMC ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA
Ngọc Lưu -
06/05/2020 17:17 (GMT+7)
(VNF) - Ngày 6/5, Tập đoàn Công nghệ CMC đã chính thức ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC Certificate Authority (CMC CA). Đây là một phần trong hệ sinh thái số hỗ trợ khách hàng từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến quy mô lớn của CMC, góp phần cung cấp hạ tầng cho nền kinh tế số.
Tập đoàn Công nghệ CMC đã chính thức ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA.
Theo kết quả sau thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, hạ tầng và hệ thống của CMC là một trong những hạ tầng tốt nhất hiện nay, đặc biệt là trung tâm dữ liệu và thiết bị. CMC CA đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn chứng thực chữ ký số công cộng theo nghị định 130/2018 của Chính phủ và các quy định, tiêu chuẩn áp dụng được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành sau đó.
Trước đó vào ngày 5/6/2019, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho Tập đoàn Công nghệ CMC.
Dịch vụ CMC CA đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các yêu cầu về nhân lực, khả năng tài chính. Hạ tầng hệ thống CMC CA được thiết kế thành 2 hệ thống đặt tại 2 trung tâm dữ liệu của CMC ở Hà Nội (hệ thống chính) và TP. HCM (hệ thống dự phòng). Đây là trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier III và là trung tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ bảo mật PCI DSS. Hệ thống đường truyền xuyên quốc gia, kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á (A-Grid).
Trong trường hợp xảy ra sự cố tại hệ thống chính, hệ thống dự phòng sẽ được kích hoạt và hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống chứng thực số CMC CA được đảm bảo tính liên tục 24/7. Mỗi hệ thống đều được chia ra làm các vùng riêng biệt nhằm tạo sự an toàn và bảo mật. Ngoài ra, CMC CA cũng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn an ninh thông tin cho môđun mật mã FIPS PUB 140 - 2 Level 3, tiêu chuẩn mật mã PKCS.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn CMC, việc ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số CMC CA nằm trong chiến lược phát triển của tập đoàn.
"Đầu năm 2019, CMC đã ra mắt hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N, cung cấp những dịch vụ về hạ tầng số cho khách hàng, trong đó chứng thực chữ ký số cũng là một hạ tầng mà CMC cần có. Dù ra mắt sau nhiều nhà cung cấp khác, CMC cam kết cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có công nghệ tiên tiến nhất, mang lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân", ông Chính nói.
Hơn 700.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ của CMC khi truy cập vào hệ sinh thái CMC sẽ nhận được nhiều dịch vụ tiện ích và nhanh gọn hơn, từ dịch vụ hóa đơn điện tử, xuất hóa đơn, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội đến công chứng điện tử, chữ ký số…
Dịch vụ CMC CA giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hành chính, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, đồng thời có thể ký văn bản, chứng từ mọi lúc, mọi nơi. Việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.
Theo chia sẻ của đại diện CMC, với nền tảng công nghệ tiên tiến và bảo mật cao, chữ ký số CMC CA giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu trong các giao dịch điện tử như hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội điện tử, ngân hàng, chứng khoán, Văn bản… Đồng thời, dịch vụ CMC CA hỗ trợ doanh nghiệp bảo mật giao dịch, chống giả mạo chữ ký, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.
Năm 2019, theo số liệu của NEAC, thị trường chứng thực chữ ký số công cộng đã tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng chứng thư số công cộng đang hoạt động (năm 2019) đạt khoảng 1,27 triệu chứng thư (cấp cho doanh nghiệp, người dân), tăng 21%. Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động khoảng 220.000 chứng thư số (cấp cho cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức), tăng khoảng 67%.
Theo ông Nguyễn Kim Cương, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối doanh nghiệp của CMC TS, trước đây, chứng thư số chủ yếu phục vụ doanh nghiệp khai báo thuế, hải quan, thực hiện các dịch vụ bảo hiểm xã hội nhưng đang có làn sóng công nghệ mới ứng dụng chứng thư số để phục vụ danh tính cá nhân. Thị trường có thể mở rộng đến 100 triệu chứng thư số/năm, lan rộng từ ngành tài chính ngân hàng, dịch vụ công. Trong tương lai mỗi người sẽ có một định danh số cá nhân.
“CMC từ trước đến nay đã tập trung xây dựng hạ tầng, công nghệ và giải pháp, với việc ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số, CMC đẩy mạnh tăng cường sử dụng chữ ký số và định danh điện tử, đóng góp vào lộ trình chuyển đổi số quốc gia", ông Cương chia sẻ.
(VNF) - Từ biểu tượng của Thung lũng Silicon đến mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ tại châu Á, Intel không chỉ là nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nhà đầu tư công nghệ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, Intel đang góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
(VNF) - Với vị trí đầu tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, hạ tầng logistics đang được đầu tư mạnh và chính sách thu hút cởi mở, Quảng Trị đang vươn mình trở thành trung tâm kết nối chuỗi cung ứng xuyên biên giới, mở ra cơ hội lớn cho ngành dịch vụ hậu cần.
(VNF) - Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty 1Matrix, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, việc làm chủ hoàn toàn về công nghệ và sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực blockchain không chỉ giúp Việt Nam chủ động ứng dụng công nghệ vào tiến trình phát triển nền kinh tế số, xã hội số, tương lai số mà còn củng cố chủ quyền quốc gia về dữ liệu, an ninh thông tin và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
(VNF) - Dự thảo luật quy định không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
(VNF) - Hải Phòng đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 35% GRDP; kinh tế số trong từng ngành đạt tối thiểu 15%; thương mại điện tử chiếm trên 15% tổng mức bán lẻ.
(VNF) - Theo Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được yêu cầu hình ảnh, video chứa nội dung đầy đủ hoặc một phần căn cước công dân làm yếu tố xác thực tài khoản.
(VNF) - Thị trường di động trầm lắng, iPhone 16 bất ngờ chạm mức giá thấp nhất kể từ khi mở bán. Đáng chú ý, sự góp mặt của iPhone 16e giúp hoàn thiện hệ sinh thái với 5 phiên bản, trải đều từ 16 đến gần 30 triệu đồng.
(VNF) - Rác điện tử – thứ bị vứt bỏ vô tội vạ thực chất là “mỏ vàng” chứa tài nguyên quý hiếm trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, đồng thời là chìa khóa kinh tế và môi trường trong thời kỳ khủng hoảng tài nguyên.
(VNF) - Liên danh VNPT - Viettel kiến nghị loạt nội dung liên quan gói thầu Thi công lắp đặt và cung cấp thiết bị hệ thống quản lý tại Sân bay Long Thành.
(VNF) - OpenAI vừa tích hợp tính năng mua sắm vào ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm, so sánh và mua hàng trực tiếp ngay trong cửa sổ trò chuyện, mở ra bước tiến mới trong xu hướng kết hợp AI và thương mại điện tử.
(VNF) - Mặc dù sản lượng tiêu thụ trên sàn tăng gần 51%, hơn 165.000 cửa hàng đã "biến mất" trong một năm, phản ánh sự khắc nghiệt ngày càng lớn của thị trường thương mại điện tử. Các chủ shop nhỏ đang rút lui vì chi phí cao và cạnh tranh gay gắt.
(VNF) - Chương trình “Yêu nước theo cách của bạn” để kết nối và lan toả cách thể hiện tình yêu nước từ cộng đồng, từ đó tạo nên một bộ sưu tập cảm hứng sống động, chân thực, có giá trị lâu dài cho thế hệ hôm nay và mai sau.
(VNF) - Cuộc đua công nghệ pin xe điện tại Trung Quốc tiếp tục nóng lên khi nhà sản xuất CATL tung ra dòng pin sạc Shenxing nâng cấp, có thể cung cấp phạm vi hoạt động lên tới 320 dặm (khoảng 515km) sau khi sạc 5 phút – bỏ xa đối thủ BYD và cả trạm Supercharger của Tesla.
(VNF) - Là một trong những giải pháp tiêu biểu góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam, ứng dụng kết nối nhà trường và phụ huynh – vnEdu Connect của Tập đoàn VNPT đang ngày càng được nhiều trường học và phụ huynh trên cả nước tin tưởng lựa chọn.
(VNF) - Theo báo cáo của Metric, gian hàng của Hằng Du Mục có doanh thu quý I/2025 đạt 58,1 tỷ đồng trên TikTok Shop là một trong ba gian hàng có doanh số lớn nhất trên các sàn thương mại điện tử trong ngành hàng thực phẩm.
(VNF) - Tập đoàn VNPT đã đồng hành cùng Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hiện thực hóa mục tiêu đưa cảng hàng không Tân Sơn Nhất tiến gần mục tiêu trở thành trung tâm hàng không hàng đầu châu Á.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương, việc làm chủ công nghệ, làm chủ chuỗi giá trị sẽ giúp Việt Nam không bị phụ thuộc, bị động.
(VNF) - Qualcomm mong muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI lớn tại Việt Nam. Đây là sẽ trung tâm R&D lớn thứ 3 trên toàn thế giới sau 2 trung tâm đang đặt ở Ấn Độ và Ireland.
(VNF) - Đánh giá về tình hình năm 2025, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho rằng 2025 là một năm khó khăn ngút trời, nhưng cơ hội thì cũng không thể tưởng tượng được.
(VNF) - Samsung vừa tạm dừng phát hành bản cập nhật One UI 7 cho dòng Galaxy S24 toàn cầu sau khi phát hiện lỗi nghiêm trọng trong bản ổn định. Sự cố này khiến người dùng thất vọng và khiến quá trình triển khai Android 15 bị trì hoãn.
(VNF) - Từ biểu tượng của Thung lũng Silicon đến mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ tại châu Á, Intel không chỉ là nhà sản xuất vi xử lý hàng đầu thế giới mà còn là một trong những nhà đầu tư công nghệ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, Intel đang góp phần định hình tương lai ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.