Chủ tịch CMC đề xuất cho doanh nghiệp đấu thầu thực hiện dịch vụ công

Ngọc Lưu - 12/02/2020 17:26 (GMT+7)

(VNF) - Nhận định các doanh nghiệp tư nhân đều có các năng lực thế mạnh riêng trên nhiều lĩnh vực, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đề xuất mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP, tiến tới loại bỏ việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công.

VNF
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC.

Ngày 12/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, cho biết Việt Nam hiện đang đứng thứ 88/193 về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc, tăng 1 bậc so với thứ hạng 89 trong cuộc khảo sát năm 2016. Tại ASEAN, Việt Nam hiện đang đứng thứ 6/11 về chỉ số này.

Cũng theo ông Chính, hầu hết các cấp cơ quan chính phủ được khảo sát đều cho thấy sự ấn tượng với tỷ lệ cao các thủ tục thủ tục hành chính ở cấp 3 (hỗ trợ gửi biểu mẫu trực tuyến) và cấp 4 (hỗ trợ thanh toán điện tử). Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ sử dụng các hệ thống chính phủ điện tử thường chỉ đạt ở mức khoảng 10%.

Hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ chính cho chính phủ là các doanh nghiệp lớn, bao gồm VNPost, Viettel, VNPT, FPT... Trong đó, VNPT hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông và đang phát triển một số hệ thống cốt lõi cho Chính phủ điện tử, như Cổng dịch vụ công quốc gia; Nền tảng trao đổi tài liệu điện tử quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia...

Đối với FPT, doanh nghiệp này đang thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng đối với các hệ thống công nghệ thông tin như Tabmis, hệ thống quản lý tài chính tích hợp của chính phủ được thực hiện với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới; hệ thống kho bạc; hệ thống quản lý thuế...

Còn với Viettel, đơn vị này hiện hỗ trợ một số dự án chính phủ điện tử, bao gồm một số dự án do Văn phòng chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông... Các hệ thống cụ thể mà Viettel đang triển khai bao gồm Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, dự án thành phố thông minh ở Huế, cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm xã hội, điểm thi…

Đánh giá về các khó khăn chính, Chủ tịch CMC cho rằng hiện nay việc thực hiện Chính phủ điện tử còn có nhiều thủ tục hành chính yêu cầu được ký và đóng dấu quá nhiều; chưa có dữ liệu tập trung, nhất quán, phục vụ quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Bên cạnh đó, phụ thuộc nhiều vào việc thuê ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước; hạn chế cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thủ tục phê duyệt đầu tư dự án công nghệ thông tin kéo dài khiến các công nghệ khi được triển khai đã trở nên lỗi thời. Đặc biệt có xuất hiện nghi ngại của các doanh nghiệp về việc chỉ định thầu của chính phủ.

Trước các khó khăn này, lãnh đạo Tập đoàn CMC cho rằng bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có các năng lực thế mạnh riêng trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ như xây dựng hạ tầng số (C.Ope2n), giải pháp cloud (C.Cloud), giải pháp an ninh mạng (SOC, CMDD), phát triển các dịch vụ công trực tuyến cho Chính phủ… 

Do đó, ông Chính đề xuất mở rộng việc giao cho doanh nghiệp tham gia cùng nhà nước trong quá trình cải cách và đẩy mạnh áp dụng hình thức đối tác công-tư (PPP), giảm bớt, tiến tới bỏ việc nhà nước tổ chức thực hiện dịch vụ công, nên đấu thầu giao cho doanh nghiệp làm.

Chủ tịch CMC cũng đề xuất hoàn thiện bộ chỉ số đánh giá về chính phủ điện tử cho các Bộ, ngành địa phương, đô thị và tổ chức đánh giá định kỳ hàng tháng để báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, cũng như Chính Phủ. Có phần mềm đánh giá on-line hàng tháng nhằm thúc đẩy việc phấn đấu xây dựng chính phủ điện tử của các đơn vị.

Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia đã triển khai thành công chính phủ điện tử, lại có các đặc điểm về văn hóa, quy mô dân số, tổ chức nhà nước khá tương đồng với Việt Nam. Do đó, ông Chính cũng đề xuất học tập mô hình và cách làm chính phủ điện tử của Nhật bản và Hàn Quốc để áp dụng linh hoạt trong phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

'VietnamFinance có được chuyển đổi quan trọng cả về nội dung và hình thức'

(VNF) - Chiều 21/6, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội. Tại đây, đại diện Ban biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính cho biết, trong năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động báo chí nói riêng nhưng Tạp chí vẫn nỗ lực để tiếp tục phát triển theo đúng lộ trình đã đề ra.

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

Phát triển kinh tế báo chí ở Việt Nam: Cần đổi mới nhận thức và hành xử

(VNF) - Gần 20 năm nay, vấn phát triển kinh tế báo chí ngày càng được quan tâm và quan tâm từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử, hòa vốn trong năm nay

(VNF) - Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Cận cảnh Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

Để trọn vẹn một hành trình đáp nghĩa

(VNF) - Tháng 6 này, Tạp chí Đầu tư Tài chính sẽ chính thức tiến hành vận động tài chính để khánh thành giai đoạn II dự án Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại lòng hồ Kẻ Gỗ, hướng tới hoàn thành toàn bộ dự án trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/04/2025).

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

VNG: Mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, dẫn đầu làn sóng AI trong khu vực

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần VNG đã diễn ra sáng nay với sự tham gia của 452 cổ đông, thông qua những mục tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng của năm 2024. Đáng chú ý, mảng kinh doanh mang tính chiến lược AI đã bắt đầu ghi nhận doanh thu thực tế từ thị trường nước ngoài.

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

Mỹ tiếp tục khẳng định 'Việt Nam không thao túng tiền tệ'

(VNF) - Trong báo cáo mới công bố, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao kết quả điều hành chính sách tỷ giá, tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định Việt Nam "không thao túng tiền tệ".

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

Đánh thuế giao dịch vàng: Ưu tiên tích trữ, đánh nặng đầu cơ?

(VNF) - Một số chuyên gia cho rằng đánh thuế giao dịch vàng là giải pháp cần thiết giúp kiểm soát giá vàng. Song đối tượng và mức thuế cần phải được cân nhắc thận trọng cho phù hợp. Chỉ nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để đầu cơ, không nên đánh thuế đối với nhóm mua vàng để tích trữ.

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

FBI khám nhà 'vua rác' David Dương, Chủ tịch Công ty Xử lý chất thải Việt Nam

(VNF) - FBI đã khám nhà riêng của Thị trưởng Thành phố Oakland (Mỹ) cùng hai căn nhà khác thuộc sở hữu của thành viên gia đình ông David Dương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam.

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

Hà Nội cần hơn 37 tỷ USD làm gần 400km đường sắt đô thị

(VNF) - Giai đoạn 2024 - 2035, Hà Nội sẽ đầu tư 397,8km đường sắt đô thị, với quy mô vốn đầu tư khoảng 37,17 tỷ USD.