'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đó là vụ việc có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với mặt hàng nhôm tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo báo cáo của Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu, số lượng tồn của số nhôm này lên đến 1,8 triệu tấn, trị giá tới hơn 4 tỷ USD.
Thông tin chi tiết, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết vụ việc liên quan đến một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền sản xuất, nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác để trục lợi chính sách thuế suất.
“Nếu nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, nhưng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%”, Tổng cục trưởng nói.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan khác kiểm tra, xác định và ngăn chặn kịp thời.
Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với Hải quan Mỹ xác minh về vụ việc nêu trên. Đặc biệt, các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra. Vì vậy, hiện toàn bộ số nhôm này chưa thể xuất khẩu.
Cũng theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, hiện cơ quan này đang tiếp tục tạm giữ, xác minh làm rõ nhiều lô hàng có dấu hiệu vi phạm xuất xứ Việt Nam để điều tra, làm rõ.
Điển hình như 10 container xe đạp đang được tạm giữ tại Bình Dương. Số xe đạp này chuẩn bị xuất ra nước ngoài và ghi nhãn mác Việt Nam.
Qua kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa, cơ quan hải quan phát hiện gần như 100% xe đạp nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí cả nhãn mác cũng được dán từ nước ngoài, sau đó đưa về lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
Tại khu vực cảng Hải Phòng, lực lượng hải quan cũng đang tạm giữ nhiều container máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài và chỉ qua công đoạn lắp ráp đơn giản để thành hàng Việt Nam.
Ngoài ra, tại khu vực cảng Hải Phòng, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… nhiều lô hàng được sản xuất thành phẩm ở nước ngoài liên quan đến quần áo, giày, linh kiện điện thoại… nhưng ghi các nhãn hiệu trong nước nhằm tiêu thụ trong nội địa, cơ quan hải quan cũng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn.
Qua các vụ việc nêu trên, lãnh đạo Tổng cục Hải quan nhận định tình hình vi phạm xuất xứ hàng hóa đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của các cường quốc chưa có hồi kết.
Để xử lý hiệu quả, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, VCCI… quan tâm, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan trong cuộc chiến chống gian lận xuất xứ để ngăn chặn, xử lý nghiêm theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng cho hay trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra đồng loạt, quyết liệt đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyết tâm không để các đối tượng lợi dụng Việt Nam thành điểm trung chuyển hàng hóa vi phạm về xuất xứ, gian lận thương mại…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.