Vingroup lập công ty người máy nghìn tỷ, cổ đông SK thoái bớt vốn
(VNF) - SK Investment Vina II Pte. Ltd, cổ đông lớn của Vingroup vừa đăng ký bán ra hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2016 - 2020 phải thực hiện thoái vốn nhà nước tại 348 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách khoảng hơn 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2020 mới chỉ triển khai thoái vốn được tại 106 doanh nghiệp với tổng giá trị thoái vốn gần 6.500 tỷ đồng, đạt 30% về số lượng và 11% tổng giá trị theo kế hoạch. Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020 vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa.
Bước sang năm 2021, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn cũng chưa thể tăng tốc. Theo đó, trong 4 tháng đầu năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 2 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, với tổng giá trị doanh nghiệp là 202 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 119 tỷ đồng; lũy kế 4 tháng đầu năm đã thoái với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân khiến cho tiến độ cổ phần hóa còn chậm là do một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, cơ sở pháp lý, nhất là trong lĩnh vực đất đai khi cổ phần hóa, thoái vốn. Do đó việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính nhận định, chậm trễ là căn bệnh thường thấy ở các kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đẩy nhanh quá trình này là điều không hề dễ dàng. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn có nhiều lý do để giải thích cho việc chậm trễ, điều này đã khiến cho mục tiêu về tiến độ cổ phần hóa không thể hoàn thành.
Theo danh sách mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố, trong năm 2021 đơn vị này dự kiến bán vốn tại 88 doanh nghiệp. Trong số này có nhiều “con gà đẻ trứng vàng” như Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có vốn điều lệ hơn 6.412 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36%); CTCP FPT có vốn điều lệ hơn 7.762 tỷ đồng (SCIC sở hữu gần 6%); Tập đoàn Bảo Việt có vốn điều lệ hơn 6.804 tỷ đồng (SCIC sở hữu 3%); Tổng công ty Sông Đà -CTCP có vốn điều lệ là hơn 4.495 tỷ đồng (SCIC sở hữu 99,79%); Tập đoàn dệt may Việt Nam có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng (SCIC sở hữu 53,49%) hay Tổng CTCP Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam có vốn điều lệ 1.218 tỷ đồng (SCIC sở hữu 36,3%).
Dẫu vậy, một số doanh nghiệp đã xuất hiện liên tục trong kế hoạch bán vốn những năm gần đây là CTCP FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (SCIC sở hữu 51%), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (SCIC sở hữu 27%), Công ty Đầu tư Bảo Việt - SCIC ( SCIC sở hữu 50%) hay Tập đoàn Bảo Việt. Việc thoái toàn bộ 36% vốn khỏi Sabeco cũng đã bị đình trệ từ tháng 8/2020 đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Có thể thấy con số lượng doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm nay là rất lớn. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để đạt được mục tiêu cần sự nỗ lực tối đa của các bộ, ngành liên quan. Ông cho rằng, Chính phủ cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hóa, bởi đây là điều cần thiết để đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Nghĩa là nhà nước sẽ chuyển về vai trò quản lý thay vì làm kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thương trường.
Vị chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi: “Cổ phần hóa là một chuyện, nhưng sau cổ phần hóa những doanh nghiệp đó sẽ đi về đâu? Làm sao để sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đó phải trở thành thành phần kinh tế có hiệu quả cao mới là vấn đề cần quan tâm nhất. Để làm được điều này, ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các bộ ngành liên quan cần phải đưa ra được một kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể, phù hợp để phát triển những doanh nghiệp đó. Đây cũng là điều mà các nhà đầu tư quan tâm, từ đó sẽ thu hút đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp”.
Liên quan đến vấn đề này, Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, việc một số doanh nghiệp sau cổ phần có hiệu quả kinh doanh không cao là bởi cổ đông nhà nước vẫn nắm quyền quyết định nên thực chất những doanh nghiệp này không có nhiều đổi mới, thiếu sức cạnh tranh nên hoạt động kinh doanh ngày càng đi xuống.
Do đó, Kiểm toán Nhà nước đề xuất Chính phủ xem xét, tổ chức tổng kết công tác cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại yếu kém, đồng thời có giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đặc biệt doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa nhưng làm ăn có hiệu quả cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình để phát triển.
Ở một báo cáo mới đây, Bộ Tài chính cho biết, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý cần thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính đã đề xuất các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao theo quy định của pháp luật; hoàn thành phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện phương án xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát những vấn đề liên quan đến phương án cơ cấu lại, sản xuất kinh doanh, các vướng mắc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại để có phương án xử lý, từ đó, đảm bảo triển khai có hiệu quả cơ cấu lại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ ưu tiên tập trung xử lý các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương. Ngoài ra, sẽ thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về SCIC theo đúng quy định của pháp luật.
(VNF) - SK Investment Vina II Pte. Ltd, cổ đông lớn của Vingroup vừa đăng ký bán ra hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
(VNF) - Mặc dù nền kinh tế chung và DN còn khó khăn nhưng mua bán sáp nhập DN (M&A) năm 2024 tại Việt Nam vẫn khá nhộn nhịp với nhiều thương vụ lớn. Cùng VietnamFinance điểm lại những vụ M&A ấn tượng năm 2024.
(VNF) - Thương vụ này được thông báo lần đầu vào tháng 5/2024, chính thức hoàn tất sau hơn nửa năm.
(VNF) - Pyn Elite Fund được cho là đã chi 14,85 tỷ đồng để "ngồi" vào ghế cổ đông lớn của Haxaco. Ngày 10/12/2024, có 935.200 cổ phiếu HAX được thoả thuận, đúng bằng lượng mà "cá mập" Phần Lan mua vào.
(VNF) - Nhiều nhà đầu tư là các quỹ và nhà đầu tư chiến lược đến từ Singapore, Thái Lan, Châu Âu, Mỹ, Nhật,… đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
(VNF) - Sức nóng của các thương vụ thoái vốn đã giúp nhiều cổ phiếu ghi nhận những diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán.
(VNF) - Giá khởi điểm 222,6 tỷ đồng cho cả lô 10,5 triệu cổ phần của Tổng công ty Thăng Long (tương đương 21.201 đồng/cổ phẩn) cao gấp 2,7 lần thị giá của cổ phiếu TTL trên thị trường chứng khoán.
(VNF) - Vingroup sẽ chuyển nhượng toàn bộ 99,93% cổ phần tại Công ty VYHT - pháp nhân triển khai việc đầu tư, phát triển, xây dựng, kinh doanh và vận hành một phần dự án Vinhomes Royal Island (Đảo tỷ phú).
(VNF) - VNSteel có thể thu về tổng cộng 365 tỷ đồng sau khi hoàn tất thoái vốn RedstarCera và Thép VICASA.
(VNF) - TS Nguyễn Công Ái dự báo thị trường M&A của Việt Nam sẽ nở hoa, đạt được những con số ấn tượng. Cùng với đó, thị trường cũng sẽ đón nhận sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài, sau khi các nhà đầu trong nước đã dẫn đầu thị trường trong 9 tháng năm 2024.
(VNF) - Trong vòng một tháng trở lại đây, BAF đã tiến hành thâu tóm 7 công ty trong lĩnh vực chăn nuôi tại các tỉnh Quảng Trị, Đắk Lắk và gần đây nhất là tại Thanh Hóa.
(VNF) - Vinhomes đã thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu VHM với giá bình quân 42.444,36 đồng/cổ phiếu, thấp hơn vùng giá mà các chuyên gia dự báo trước đó (44.000 - 50.000 đồng/cổ phiếu).
(VNF) - Thanh tra Chính phủ đã nêu rõ trách nhiệm Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (Vietinbank Securites) trong thực hiện thoái vốn VNR.
(VNF) - Sau khi chào mua công khai 4 triệu cổ phiếu REE, quỹ ngoại Singapore tiếp tục chơi lớn, đăng ký mua vào thêm 30 triệu cổ phiếu này.
(VNF) - Thương vụ này từng được ông Đặng Thành Tâm đăng ký thực hiện từ 9/9 đến 8/10 nhưng bất thành do chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.
(VNF) - DIC Corp đã hoàn tất tăng sở hữu tại Công ty cổ phần du lịch DIC (DIC Hospitality) từ 78,3% lên 99,9% vốn điều lệ theo nghị quyết đã thông qua.
(VNF) - Trong phiên 22/10, thị trường ghi nhận một giao dịch thoả thuận 5 triệu cổ phiếu HHC, với tổng giá trị 500 tỷ đồng. Không ngoại trừ đây là giao dịch đã giúp VietinBank Capital có một ghế cổ đông của Bánh kẹo Hải Hà.
(VNF) - Bà Nguyễn Yến Linh có thể phải chi khoảng 791 tỷ đồng để gom hết 10 triệu cổ phiếu MSN đăng ký mua.
(VNF) - Công ty Khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ - chủ đầu tư KCN DEEP C mong muốn UBND TP.Hải Phòng thoái 25,1% vốn nhà nước tại công ty.
(VNF) - Chứng khoán Hải Phòng vừa đón thêm 2 cổ đông lớn là ông Trần Anh Đức và ông Vũ Hoàng Việt. Ước tính, 2 cổ đông nay đã chi tổng cộng 131 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu HAC.
(VNF) - Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần.
(VNF) - Từ đối tác chiến lược, nhiều cổ đông ngoại đã tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty dược phẩm Việt lên mức chi phối.
(VNF) - Bà Trương Nguyễn Thiên Kim, vợ của ông Tô Hải - Tổng giám đốc Chứng khoán Vietcap muốn bán 3% vốn của doanh nghiệp này qua sàn chứng khoán, dự kiến rời ghế cổ đông lớn nếu hoàn tất giao dịch.
(VNF) - Trong bối cảnh cổ phiếu ghi nhận nhiều phiên giảm sâu từ đỉnh thị giá, quỹ ngoại thuộc VinaCapital đã chi ra gần 500 tỷ đồng để nâng sở hữu tại KIDO.
(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã có quyết định về việc cấu trúc lại khoản đầu tư vốn góp tại Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited.
(VNF) - SK Investment Vina II Pte. Ltd, cổ đông lớn của Vingroup vừa đăng ký bán ra hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.